- Đây là lý do ông Donald Trump không được đi xe mới trong ngày nhậm chức?
- Điện thoại của Donald Trump độc bá tính năng “tự huỷ”
- Bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump vẫn sử dụng siêu phẩm ra mắt từ năm 2012
Nhiều hãng công nghệ lớn trong tổng số hơn 100 công ty khác nhau đã đưa ra văn bản pháp lý phản đối lệnh cấm nhập cảnh tạm thời của ông Trump. Bởi điều này có thể tạo động lực khiến cho họ phải chuyển công việc ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thời điểm cuối ngày 05/02/2017, nhiều hãng lớn trong làng công nghệ, chẳng hạn như Apple, Google, Microsoft đã nộp văn bản “friend-of-the-court” lên Tòa án Mỹ tại San Francisco.
Ảnh minh họa cho bài viết - Nguồn: internet
Họ lập luận rằng sắc lệnh cấm công dân nhập cảnh đối của 7 nước Hồi giáo và tất cả người tị nạn đã “gây ra thiệt hại đáng kể đến việc kinh doanh của Mỹ”. Ngày hôm qua – 06/02/2017, Tesla và SpaceX của Elon Musk cũng vừa mới ký vào văn bản trên, nâng tổng số các công ty tham gia lên 127.
Musk là một trong số ít các nhà quản trị cấp cao trong Hội đồng tư vấn kinh doanh của Trump ông Trump. Sau khi CEO Uber Travis Kalanick đã rút lui vì tranh cãi liên quan đến lệnh cấm đi lại hôm thứ 5 vừa qua, điều này khiến ông chịu rất nhiều sức ép trong những ngày gần đây.
Vào ngày 27/01/2017, tổng thống đảng Cộng hòa đưa ra sắc lệnh mới làm dấy lên các cuộc biểu tình, hỗn loạn tại Hoa Kỳ và các sân bay quốc tế trong những ngày cuối tuần tiếp theo đó. Trump cho rằng lệnh cấm này rất cần thiết nhằm đảm bảo việc kiểm soát nghiêm ngặt của những người đến vào Hoa Kỳ, đồng thời bảo vệ nước Mỹ khỏi sự đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố.
Ngày 03/02/2017, Thẩm phán liên bang James Robart ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh nói trên sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện. Trong văn bản, các công ty phản biện lệnh cấm đã gây ra sự bất ổn đối với những doanh nghiệp đang phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài, việc kinh doanh toàn cầu nhằm đổi mới và tạo ra việc làm ở Mỹ.
Các công ty đầu tiên tham gia vào văn bản gồm có Facebook, Twitter, Intel, eBay, Netflix và Uber. Bên cạnh đó, một số tập đoàn khác cũng tham gia như Levi Strauss & Co và Chobani. Văn bản nhấn mạnh rằng, chính sách nhập cư đã mang đến những đóng góp nhất định nào đó cho kinh tế Mỹ. Theo đó, những người nhập cư hoặc con cái của họ đã thành lập hơn 200 doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500.
Chương trình nghị sự của ông Trump về nhập cư, thương mại, an ninh mạng, cải cách thuế và các vấn đề khác đã gây ra nhiều điều tồi tệ trong ngành công nghệ cao. Trước sắc lệnh cấm nhập cảnh, phần lớn công ty cho biết họ muốn hợp tác và muốn né tránh bất kỳ cuộc xung đột trực tiếp với ông Trump.
Tham khảo Reuters
Mặc kệ Donal Trump, Foxconn một mình một cõi ở Trung Quốc
(Techz.vn) Có vẻ như kế hoạch di dời các nhà máy sản xuất về Mỹ và đánh thuế mạnh vào nhập khẩu của Donal Trump không thể cản bước tiến của những công ty đến từ Trung Quốc.