Ứng dụng

Ước lượng phần mềm: chìa khóa thành công cho dự án Software

Khi nói đến vấn đề phát triển phần mềm thì không thể không đề cập đến quá trình quản lý phần mềm, được bắt đầu và tiếp diễn bằng một chuỗi các hoạt động ước lượng phần mềm. Thật vậy, trong thực tế, để lấy được dự án phần mềm, các công ty tham gia đấu thầu phải nộp hồ sơ dự thầu bao gồm cả chi phí, nhân lực và thời gian phát triển phần mềm. 

Hiển nhiên để thắng thầu, các công ty tham gia dự thầu rất cần phải đưa ra một ước lượng về giá cả, nhân lực và thời gian thực hiện dự án một cách hợp lý. Hợp lý ở đây không có nghĩa là ước lượng giá thấp hơn thực tế, vì khi đó công ty sẽ không thu được lợi (nếu không muốn nói là lỗ) khi hoàn tất dự án. Hợp lý cũng không phải là ước lượng giá cao hơn thực tế, vì khi đó chắc chắn công ty sẽ không thể thắng thầu. Do đó, một bảng ước lượng đề án được xem là hợp lý chỉ khi nó phản ánh đúng giá trị thật của đề án. 

Trong suốt quá trình phát triển phần mềm, cho dù công ty có sử dụng mô hình quản lý phần mềm nào đi nữa thì sau mỗi cột mốc phát triển phần mềm (milestone), các trưởng dự án thường phải hoạch định công việc cho cột mốc tiếp theo và tính toán lại những phần công việc đã thực hiện được ở cột mốc trước. 

Tất cả những việc làm này đều đòi hỏi kỹ năng ước lượng phần mềm. Tuy nhiên thực tế cho thấy công việc ước lượng phần mềm tại các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mực và khi lượng giá, đa số các công ty phần mềm đều chỉ dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia trong công ty. Điều này dẫn đến việc ước lượng đề án thường mang tính chủ quan và chính sự chủ quan này đã làm hơn 45% đề án bị thất bại về phương diện chi phí, 63% đề án bị thất bại về mặt thời gian. 

Thất bại ở đây không có nghĩa là không thành công trong quá trình phát triển và chuyển giao phần mềm mà chính là những thiệt hại về mặt kinh tế, bằng chứng là sự kiện hàng loạt công ty dot-com sụp đổ vào những năm 2000 - 2001. 

Dưới đây là một số trường hợp khác của việc ước lượng không chính xác dẫn đến hàng loạt dự án lớn bị thất bại.

Mặt khác, trong một báo cáo tổng hợp gần đây của Moløkken dựa trên kết quả khảo sát của các nhóm nghiên cứu, chi phí và thời gian thực sự làm các dự án phần mềm hầu hết đều vượt quá các ước lượng ban đầu. Kết quả của báo cáo này được cho trong bảng dưới đây.

Để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc khi ước lượng phần mềm dựa vào kinh nghiệm, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã và đang làm việc rất nghiêm túc để cho ra đời những mô hình ước lượng phần mềm hiệu quả nhằm giúp cho việc ước lượng được dễ dàng và đạt được độ chính xác cao hơn.

Điểm chung của các mô hình này là đều tập trung vào ba phương pháp: phương pháp tương tự (Analogous), phương pháp phân tích từ dưới lên (Bottom-up), và phương pháp ước lượng tham số hoá (Parametric Estimation). Tuy nhiên trong đa số các trường hợp thì phương pháp ước lượng tham số hoá thường cho ra những kết quả tin cậy hơn. 

Sở hữu các mô hình ước lượng chi phí phần mềm tốt sẽ là “chìa khóa” hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị dự án. Với một mô hình hiệu quả, những bên liên quan đến sự thành công của dự án có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề như: ra quyết định “mua hay làm”, làm thế nào quản lý nhân lực, làm thế nào điều khiển và lập kế hoạch dự án và làm thế nào để chuyển giao dự án đúng thời điểm, tiến độ mà vẫn đảm bảo đúng mức ngân sách.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực tế, dù cho mô hình phù hợp nhưng nếu người quản lý sử dụng không chính xác thì vẫn có nguy cơ cao dẫn đến sự thất bại cho dự án.

Như vậy, hiểu biết một cách rõ ràng về các phương pháp cũng như cách thức sử dụng các mô hình ước lượng phần mềm được xem là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các trương dự án và những người tham gia vào quá trình ước lượng phần mềm cho dự án. 

Nắm bắt được điểm mấu chốt này, Công ty Đào tạo và Tư vấn BAC đã phối hợp với anh Trương Quang Bình Long (chuyên gia có 14 năm trong lĩnh vực phát triển phần mềm) thiết kế nên chương trình Ước lượng phần mềm (Software Estimation) với những thông tin cần thiết và hữu ích về việc dự toán cũng như đo lường các thông số trong các dự án phần mềm. Đặc biệt, sự kết hợp song song giữa lý thuyết nền tảng và các tình huống dự án thực tế sẽ giúp học viên dễ dàng tiếp thu và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào công việc của chính doanh nghiệp của mình. 

Bên cạnh đó, nhằm cung cấp những chương trình hữu ích cho những ai đam mê công nghệ thông tin nói chung và lĩnh vực phân tích phần mềm nói riêng, sắp tới BAC còn giới thiệu và khai giảng các khóa đào tạo chuyên nghiệp khác như: Phân tích nghiệp vụ cơ bản và nâng cao (Fundamental & Advanced Business Analysis), Quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management). 

Thông tin chi tiết về các khóa học của BAC các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây:http://bacs.vn/vi/khoa-hoc/lich-khai-giang/ | [email protected] | hotline: 0909 310 768 | 0903746294

 

Nhật tố phần mềm Trung Quốc là gián điệp

(Techz.vn) "Virus Baidu" đang lây lan sang cả những quốc gia phát triển như Nhật Bản.