Doanh nghiệp

Sự suy tàn của đế chế Sony: Cần gì để trở lại? (Kì 1)

Trải qua nhiều năm thua lỗ, kinh tế sụt giảm, bị các hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc,… cạnh tranh, cổ phiếu giảm không phanh đã khiến cho nhiều sự hoài nghi dấy lên rằng Sony sẽ phải bán mảng di động để tiếp tục duy trì. Song, liệu mọi thứ có thực sự trở nên như vậy?

Không thể phủ nhận rằng Sony đang thua lỗ một cách trầm trọng nhưng nếu nhìn một cách toàn diện hơn thì hãng cũng đang nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Chính vì vậy, có lẽ thành công sẽ trở lại với Sony. Nhưng để được như thế, công ty đến từ Nhật Bản này phải làm gì?

Qua nhiều thế hệ nhưng camera trên Xperia vẫn chưa được như mong đợi. Ảnh: Internet

Người dùng mong đợi ở Xperia nhiều hơn thế nữa

Mặc dù Sony Xperia đã dần lấy được thương hiệu của mình và đón nhận được khá nhiều sự quan tâm của người dùng. Song, dòng sản phẩm này của Sony vẫn còn thiếu một vài điều để có thể cạnh tranh với hãng khác. Nếu phần cứng của các sản phẩm Sony được làm với mức độ hoàn thiện rất cao thì phần mềm lại chưa thực sự tương xứng.

Người dùng một phần mềm camera có chất lượng chụp tự động tốt hơn. Ảnh: Internet

Đơn cử chính là phần camera, camera trên Sony Xperia có chất lượng phần cứng rất tốt, song, khi trải qua các bài test thực tế thì lại “hụt hơi” so với các thiết bị khác cùng phân khúc.

Có một số ý kiến cho rằng, camera trên Xperia giống như một chiếc DSLR vậy. Để chụp đẹp, người dùng phải “chỉnh tay” chứ không để ở chế độ “auto”. Tuy nhiên, điều này vẫn không nói lên được gì nhiều bởi lẽ người ta chụp bằng điện thoại phần đa chỉ cần nhanh và chính xác thế nhưng điều này lại không thực sự hiện hữu trên camera của Xperia. 

Ngoài ra, Xperia còn đối mặt với nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như chu kì 6 tháng ra mắt một thiết bị cao cấp mới đã khiến các sản phẩm cũ, dù thực sự tốt nhưng vẫn bị tụt giá không “phanh” cộng thêm mức giá khởi điểm khá cao đã khiến người dùng cảm thấy sản phẩm của họ  trở nên lỗi thời.

Sony A7 và A6000 là hai mẫu máy ảnh mirrorless thành công của Sony trong năm 2014. Ảnh: Internet

Biến dòng máy ảnh mirrorless trở nên phổ biến

Có một nghịch lý rằng Sony là công ty gia công cảm biến cho các hãng máy ảnh lớn như Canon hay Nikon nhưng về mặt sản phẩm của hãng lại không được ưa chuộng? Có thể nói rằng, người ta chỉ quan tâm tới những thương hiệu phổ biến ở từng thể loại khác nhau. Chẳng hạn, đã mua máy ảnh thì phải chơi Canon hay Nikon, còn các hãng khác thì chưa đáng để lưu tâm. 

Đó là một trong những bất lợi đáng kể không chỉ riêng Sony mà còn ở các hãng khác. Song, trong năm 2014 vừa qua, dòng máy ảnh mirrorless của hãng trở nên khá “hot” với những cái tên như A7, A6000, A5000 hay A5100,… Những sản phẩm ấy như một minh chứng cho thấy dấu hiệu hồi sinh của Sony.

Khi dòng DSLR không có “cửa” để cạnh tranh với những Canon hay Nikon thì mirrorless lại là vũ khí tối thượng nhất mà Sony có thể dùng để cạnh tranh. Và có lẽ điều mà người dùng mong chờ nhất bây giờ chắc hẳn là về giá cả cũng như tính phổ biến. Việc giá thành của máy ảnh Sony, ống kính quá đắt đỏ và không đa dạng là một trở ngại rất lớn đối với người dùng để tiếp cận.

Khi đặt lên bàn cân, mức độ phổ biến của thương hiệu Sony Xperia vẫn còn quá xa so với iPhone. Ảnh: Techz.vn

Đẩy mạnh truyền thông và lắng nghe người dùng

Truyền thông, quảng cáo là một trong những điều cần thiết để các hãng tiếp cận với người dùng. Nhưng Sony thì lại tỏ vẻ chậm chân hơn, chỉ từ khi từ dòng Z-Series được ra mắt thì hãng mới thực sự chú trọng đến việc này. Cũng chính vì lẽ đó, nói một cách công bằng, Sony được biết đến khá trễ trong ngành di động dù đã có thâm niên rất lâu, ít nhất là trong lĩnh vực smartphone.

Còn về phần khách hàng, gần như đã có một thời gian hãng bỏ quên những người dùng cũ dù thiết bị của họ chỉ mới tròn một năm tuổi. Sự kiên nhẫn mất dần, thay vào đó lại là chán nản đã khiến hãng mất dần người dùng trung thành của mình. Nhưng sẽ khác, rất rất khác nếu như trong năm nay Sony lắng nghe người dùng. 

Họ yêu chụp ảnh trên điện thoại hãy làm thiết kế lại phần mềm camera tốt hơn, họ yêu nghe nhạc hãy tích hợp công nghệ nghe nhạc như những chiếc SE Walkman huyền thoại,… và có thể tìm ra cách khác để giữ chân người dùng sử dụng sản phẩm của mình. Vì thực tế, chẳng ai muốn chiếc điện thoại “con cưng” của mình thua kém với các đối thủ còn lại.

Ngoài ra để trở lại và thành công, Sony cần thay đổi, duy trì những gì? Kính mời độc giả đón đọc kì 2 sẽ được đăng tải trên Techz trong thời gian tới.

 

Sony sa thải cả nghìn lao động vì khủng hoảng

(Techz.vn) Tiếp sau những tin đồn sẽ bán mảng kinh doanh điện thoại di động, hãng điện tử đến từ Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thua lỗ triền miên.