- Material Design là gì, lợi ích của Material Design như thế nào? (Kì 1)
- Điểm qua những nét đặc sắc của Material Design trên Android L
Chúng ta có thể thấy là Google muốn mang lại trải nghiệm thống nhất cho người dùng trong hệ sinh thái của hãng. Người dùng cuối như chúng ta sẽ có cảm giác quen thuộc hơn, dành ít thời gian để học hỏi hơn khi sử dụng cùng một app nhưng trên nhiều máy khác nhau. Các lập trình viên thì có thể đảm bảo rằng cách người dùng trải nghiệm app của họ là như nhau không quan trọng thiết bị đang chạy là gì.
Một vài ứng dụng thiết kế theo kiểu Material Design
1. Bộ ứng dụng của Google
Google là người đặt ra Material Design, thế nên không lạ khi các ứng dụng của hãng đã được cập nhật lên kiểu thiết kế mới. Ứng dụng mà bạn có thể thấy Material Design rõ ràng nhất chính là Gmail, nó có một thanh màu đỏ ở cạnh trên, các biểu tượng to rõ, nhiều khoảng trắng và có cả một nút tạo mới nằm “trôi nổi” ở góc dưới bên phải. Ngoài ra bạn cũng nên dùng thử Google Calendar, Google+ hay Google Maps để thấy được cái tính chất đặc biệt và tự nhiên của Material Design.
Tải về Google Maps cho Android
Tải về Google Calendar cho Android
Tải về Google Inbox cho Android
2.Evernote
Đây là một ứng dụng ghi chú nổi tiếng và mới đây nó đã được cập nhật lên Material Design nên trông rất đẹp mặt và dễ dùng hơn so với các phiên bản trước. Cũng như Gmail, nhưng tông màu chính của Evernote là màu xanh là cây thay vì màu đỏ. Tất cả mọi chuyển động khi bạn nhấn vào các nút, khi mở menu, khi chọn vào các ghi chú…đều trượt từ chỗ này đến chỗ khác một cách mượt mà và tự nhiên, đảm bảo người dùng sẽ rất ấn tượng khi lần đầu chạy Evernote.
Ngoài ra, Evernote còn rất mạnh về các tính năng ghi chú, cho phép người dùng chèn văn bản, hình ảnh, tâp tin, thu âm, hỗ trợ viết tay, nhắc nhở vào một thời điểm bất kì… Tất cả mọi ghi chú sau khi đã tạo xong sẽ được đồng bộ lên máy chủ của Evernote nên bạn có thể truy cập ghi chú của mình khắp mọi nơi, từ những chiếc điện thoại Android cho đến máy tính chạy Windows, OS X hay smartphone iOS, BlackBerry, Windows Phone.
3. ePlay
ePlay là một mạng xã hội mới của Việt Nam và họ có làm ứng dụng cho Android. Bạn có thể tưởng tượng ePlay giống như là Facebook, nhưng những thứ mà bạn chia sẻ không phải là tình cảm, suy nghĩ, hình ảnh mà bạn chia sẻ các đánh giá, những lời nhận xét về những ứng dụng Android mà bạn từng dùng qua. Nếu gọi ePlay là một mạng xã hội ứng dụng thì cũng không sai.
Ngoài việc xem người khác nói gì về các app thì bạn cũng có thể tự mình viết bình luận, xem qua những tập hợp ứng dụng hay, duyệt các app đang giảm giá hay miễn phí. Thú vị hơn, ePlay còn hỗ trợ bạn theo dõi những người dùng ePlay nổi tiếng khác để bạn biết được có app nào mới, app nào hay để mà tự mình trải nghiệm. Nhiều tính năng hơn về ePlay có thể xem ở đây: https://eplay.vn
Lưu ý là khi sử dụng ePlay bạn sẽ thấy nhiều app xuất hiện trong đây. Tất cả mọi app đó đều nằm trên Google Play Store, vốn là kho ứng dụng chính thức của Google nên bạn không phải lo ngại về vấn đề bản quyền, virus, crack… ePlay giống như người đứng trung gian giữa bạn với Google Play để cung cấp thêm các tính năng bổ sung thú vị mà thôi.
4. S Conveter
Không chỉ những việc phức tạp mà ngay cả những thứ đơn giản như chuyển đổi đơn vị cũng trở nên thú vị khi các bạn sử dụng ứng dụng Material Design. S Converter hỗ trợ bạn chuyển đổi rất nhiều loại đơn vị khác nhau, từ diện tích, tiền tệ, bộ nhớ, năng lượng, lực, độ dài… Quan trọng hơn, app được cung cấp hoàn toàn miễn phí.
5. Laban Key
Từ trên đến giờ là các ứng dụng tiện ích, và còn một thứ nữa bạn cần phải đổi theo kiểu Material Design đó là bàn phím. Bàn phím theo kiểu Android 5.0 mới mẻ thì không thiếu, nhưng bàn phím có hỗ trợ tiếng Việt mà theo giao diện Material Design nữa thì bạn phải dùng đến Laban Key. Ứng dụng này tích hợp nhiều theme khác nhau nên bạn có thể linh hoạt đổi giao diện của nó, cũng khá hay, và tất nhiên là có hỗ trợ kiểu Material Design rồi. Bạn cũng có thể gõ Telex hoặc VNI tùy theo thói quen.
Mời quý bạn đọc đón xem tiếp kì 3 vào ngày 4.2.2015....