Thomas Bill Hardt (nhiếp ảnh gia người Đức sinh năm 1937) đã đi đến nhiều quốc gia vào những thời điểm lịch sử, trong đó có Việt Nam. Chủ đề chính trong các tác phẩm của ông là trẻ em. Bức ảnh này chụp một cô bé Việt Nam cõng em trên lưng, những năm 60-70 thế kỷ trước.
Mỗi bức ảnh của Thomas là một minh chứng cho sự khủng khiếp của chiến tranh, và nó khiến thế giới phải lên tiếng. Trong ảnh là một cậu bé Việt trốn trong hầm trú ẩn.
Nhà báo, nhiếp ảnh gia này đã ghi lại những hình ảnh bi thương về cuộc chiến ở Việt Nam, nổi bật là hình ảnh những khuôn mặt sợ hãi chiến tranh của trẻ em.
Trước những trận càn, trẻ em luôn phải trốn dưới hầm trú ẩn. Cô bé trong ảnh không dám chơi xa hầm vì sợ những trận bom bất chợt.
Em bé trong vòng tay âu yếm của mẹ du kích. Bầu sữa ngọt có thể rời bỏ em bất cứ lúc nào vì sự tàn khốc của chiến tranh.
Những em bé khóc đòi mẹ.
Bức ảnh này được Thomas thực hiện tại Nhà hát ca múa nhạc Quốc gia. Một cô bé run sợ vì lần đầu tiên nhìn thấy những người nước ngoài. Bố đã an ủi em. Bức ảnh này được chọn làm trang bìa các tạp chí khắp thế giới.
Ánh mắt lạ lẫm của những đứa trẻ trước ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức.
Trong sự nghiệp của mình, Thomas đã ghi lại hình ảnh trẻ em nhiều quốc gia trên thế giới, như nạn đói ở Bangladesh, ánh mắt sợ hãi trước cái chết ở khu vực Balkan, Việt Nam. Bức ảnh này được chụp năm 1969 ở miền Bắc Việt Nam.
Từ những năm 1987, Thomas tích cực hoạt động trong các tổ chức bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc. Ảnh chụp cảnh cậu bé Việt làm toán trên lưng trâu.
Cậu bé mục đồng thổi sáo được ông chụp ở miền Bắc năm 1969.
Thomas sang Việt Nam từ những năm 1960 vì một công việc được giao. Sau chuyến đi đó ông đã quay lại đây nhiều lần nữa. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1985 ông đã đến Việt Nam 12 lần, trong tổng số 50 chuyến đi khắp các quốc gia trên thế giới. Ảnh chụp miền Bắc Việt Nam 1979.
Cậu bé chăn trâu chạy mưa.
Thời chiến, trẻ em lên 6, lên 7 đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống.
Hình ảnh của ông được biết đến trên toàn thế giới, có mặt trong hơn một trăm cuộc triển lãm từ Moscow đến New York. Nhiều tác phẩm của ông đã được xuất bản trên các tạp chí lớn. Ảnh này chụp trẻ em Việt năm 1972.
Năm 1999, Thomas đã tổ chức triển lãm "Chiến tranh Việt Nam" tại Hà Nội. Năm 2003, ông trở lại tổ chức triển lãm tại Hồ Gươm với những bức ảnh đã chụp, mục đích là gặp lại những nhân vật của mình. Không phụ tâm huyết, ông đã gặp được người khiến ông ám ảnh nhất trong sự nghiệp: Cô gái mở đường có tên Hồng Ly.
Thomas còn mang hình ảnh Việt Nam giới thiệu ra toàn thế giới.
Đọc thêm: Gái Việt 'mê mệt' vì mấy bức ảnh thẻ của Kim Tan
Thu Thủy