Nhịp sống số

Wikipedia - Người khổng lồ tri thức

Wikipedia - Người khổng lồ tri thức
style="TEXT-ALIGN: justify">Sau 244 năm tồn tại, Bách khoa toàn thư Britannica quyết định tạm ngưng xuất bản và không in ấn thêm. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Wikipedia, Britannica đã chọn giải pháp tập trung phát triển dịch vụ trực tuyến của họ. Nhưng có vẻ như bước đi này cũng đã quá trễ, Wikipedia đã lớn mạnh rất nhiều để trở thành nguồn tham khảo hàng đầu cho sinh viên. Thực tế nhiều sinh viên sẽ ngừng nghiên cứu và thay đổi đề tài nếu nó không có trên Wikipedia.   
 


Wikipedia cung cấp một lượng thông tin vô cùng phong phú với hơn 26 tỉ trang nội dung. Mặc dù chất lượng của Wikipedia thường bị nghi ngờ, các biên tập viên của Wikipedia, còn được gọi bằng tên Wikipedians, luôn thận trọng trong việc đảm bảo dữ liệu của Wikipedia luôn được chính xác và cập nhật. Một nghiên cứu còn khẳng định rằng thậm chí Wikipedia có độ chính xác ngang với Bách khoa toàn thư Britannica. Minh hoạ dưới đây sẽ cho thấy cách thức giúp cho Wikipedia giữ vai trò cách mạng hoá lĩnh vực nghiên cứu và đồng thời trở thành nguồn kiến thức đáng tin cậy cho chúng ta. 


 

Wikipedia đã buộc Bách khoa Toàn thư Britannica phải ngừng xuất bản sau 244 năm phát hành. 


Tăng trưởng không ngừng từ năm 2001, cho đến nay Wikipedia tiếng Anh có 3.881.516 bài viết với 27 triệu trang nội dung, đủ để lấp đầy thể tích của 952 quyển Bách khoa Toàn thư Britannica. 


Sẵn có trên 250 ngôn ngữ, Wikipedia là website được truy cập nhiều thứ sáu trên thế giới. Thật dễ hiểu rằng sinh viên dùng Wikipedia nhiều hơn thư viện: chỉ 25% sinh viên đến thư viện trong khi 8 trên 10 sinh viên nghĩ đến Wikipedia đầu tiên khi cần nguồn tham khảo. 


Hàng năm lượt sử dụng thư viện giảm đi 11%, lượng sách cũng giảm 12%. Thống kê cho thấy chỉ có 1,59 tỉ lượt người đến thư viện mỗi năm, còn Wikipedia thu hút được hơn 3,5 lần con số ấy: 5,7 tỉ lượt viếng thăm. 


Lượt sử dụng Wikipedia tăng 29% mỗi năm, số lượng bài viết cũng tăng 23%. Năm 2005, có đến 86% giáo viên ngăn cấm việc sử dụng Wikipedia cho mục đích nghiên cứu, hiện nay vẫn còn 73% giữ quan điểm đó. 


Sở dĩ các giáo viên đặt ra lệnh cấm này vì tỉ lệ đạo văn từ Wikipedia ở bậc đại học và trung học lần lượt là 11% và 8%. 


56% sinh viên sẽ ngừng nghiên cứu nếu chỉ tìm được ít thông tin trên Wikipedia. Chi phí vận hành các thư viện trên toàn nước Mỹ lên đến 10,9 tỉ USD trong khi Wikipedia chỉ cần khoảng 20,1 triệu USD để đem tri thức đến cho cả nhân loại. 


So sánh với giáo trình bậc đại học, Wikipedia chính xác đến 98%. Trung bình Wikipedia có 3,86 lỗi trên một bài viết, Bách khoa Toàn thư Britannica có 2,92. Hơn 20 trường đại học đang giúp đỡ Wikipedia trong việc biên tập và tạo dựng nội dung cho từ điển. Thống kê cho thấy Wikipedia được biên tập hơn 1 tỉ lần.


Mọi người đều có thể chỉnh sửa bất cứ bài viết nào trên Wikipedia, nhưng 74% tổng số lần chỉnh sửa được thực hiện bởi một nhóm 1400 người, trong đó có 91% là nam giới, 14% là thạc sĩ và 4,4% giữ học vị tiến sĩ. Năm 2015, Wikipedia có kế hoạch tăng số lượng biên tập viên nữ lên 25%, tăng số lượng biên tập viên lên 200.000 người cùng với việc tăng độ chính xác thêm 25% cho tất cả các bài viết.

 
 
Trần Văn Ngọc Tân (theo Open-Site)