Ứng dụng

Ứng dụng miễn phí đốt pin người dùng Android

Khoảng 75% lượng pin cần để chạy phần mềm lại được dùng để chạy các banner quảng cáo, kết nối GPS hoặc 3G.

Theo nghiên cứu mới nhất thực hiện bởi Đại học Purdue và Microsoft, trong khi người dùng không phải trả tiền cho các ứng dụng Android miễn phí, thì viên pin của máy lại bị "đốt" nhanh hơn.

Ứng dụng miễn phí tiêu hao nhiều pin cho quảng cáo từ các bên thứ ba. Ảnh: Cnetuk.
Ứng dụng miễn phí tiêu hao nhiều pin cho quảng cáo từ các bên thứ ba. Ảnh: Cnetuk.

Nghiên cứu tập trung vào một số ứng dụng, trong đó có 2 phần mềm hay được sử dụng nhất là game Angry Birds của Rovio và ứng dụng đọc báo The New York Times. Kết quả cho thấy khoảng 75% lượng pin sử dụng khi chạy các ứng dụng miễn phí dành cho các quảng cáo từ nhà phát triển thứ ba, vốn là đơn vị trả tiền cho chi phí của ứng dụng đó. Ứng dụng The New York Times "ngốn" khá nhiều pin, kể cả khi đã tải hết nội dung của trang.

Từ kết quả trên có thể thấy, những người tìm cách tiết kiệm tiền khi dùng các ứng dụng miễn phí sẽ phải trả một "khoản phí" khác là thời gian sử dụng pin. Một số ứng dụng còn khiến máy hoạt động hết công suất, ngay cả khi ứng dụng đã hoàn thành nội dung. Ví dụ, Angry Birds dùng 45% lượng pin tiêu thụ để chạy quảng cáo của mạng Flurry, trong đó có 15% để chạy GPS nhằm xác định vị trí thiết bị, 24% dành cho 3G hoặc kết nối mạng dù đã tải xong nội dung của ứng dụng.

Việc mở trang tìm kiếm ở trình duyệt mặc định cũng tiêu tốn khá nhiều năng lượng của máy. Kết nối GPS và 3G "ngốn" lần lượt 16% và 31% trong tổng 2.000uAh năng lượng pin tiêu thụ cho mỗi thao tác. Ví dụ, nếu mở trang CNN từ trình duyệt của máy, pin sẽ mất 2.400uAh, chủ yếu do dữ liệu mặc dù chẳng cần phải định vị người dùng. Việc thiết bị phải "vắt" thêm năng lượng không cần thiết diễn ra do một bug có tên "wakelock" đẩy máy chạy ở công suất cao hơn trong thời gian liên tục. Hai trong số ứng dụng chưa bug này là chương trình Mail và ứng dụng Facebook.

Trên lý thuyết, các server quảng cáo là thủ phạm gây tốn pin khi dùng ứng dụng, nhưng thực tế phần năng lượng nhiều nhất vẫn dành cho quá trình truy xuất phần mềm (từ lúc mở, sử dụng đến khi kết thúc). Kết quả của cuộc nghiên cứu chỉ ra việc tối ưu hóa thời lượng pin khi chạy các ứng dụng Android là cần thiết.

<>Anh Quân

để bình luận