Trung Quốc có kế hoạch phát triển các phòng thí nghiệm không gian và tàu vũ trụ có người lái, chuẩn bị xây dựng các trạm vũ trụ không gian trong 5 năm tới, theo một kế hoạch được thông báo trước đó. Đất nước này cho biết, mục tiêu cuối cùng là gây dựng trạm không gian và đưa một nhà du hành vũ trụ trên mặt trăng. Họ đã đạt được những tiến bộ dần dần với các chương trình thám hiểm vũ trụ và lên mặt trăng đầy tham vọng của mình, nhưng mới nhất của kế hoạch 5 năm bắt đầu từ năm với các tín hiệu tăng tốc.
Đến cuối năm 2016, Trung Quốc sẽ ra mắt phòng thí nghiệm không gian, tàu vũ trụ có người lái và những tàu vận tải cũng như chuẩn bị công nghệ để xây dựng các trạm không gian, theo tiến độ mà Trung Quốc đã đề ra cho các nhiệm vụ trong tương lai.
Chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc đã có những bước đột phá lớn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, mặc dù vẫn kém xa Mỹ và Nga trong công nghệ cũng như kinh nghiệm vũ trụ. Trung Quốc sẽ tiếp tục khám phá mặt trăng bằng cách sử dụng đầu dò, bắt đầu thu thập các mẫu bề mặt của mặt trăng, và "đẩy mạnh thăm dò các hành tinh, tiểu hành tinh và mặt trời."
Họ sẽ sử dụng tàu vũ trụ để nghiên cứu các tính chất của lỗ đen, quan sát các mảnh vỡ không gian và các thiên thể nhỏ gần Trái đất nhằm xây dựng một hệ thống để bảo vệ tàu vũ trụ khỏi các mảnh vụn. Trong bản kế hoạch cũng đề cập Trung Quốc sẽ cải thiện các bệ phóng, cải thiện thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, các vệ tinh khí tượng và phát triển một hệ thống dẫn đường dựa vào vệ tinh toàn cầu, nhằm mục đích để cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được sử dụng nhiều nhất của Mỹ. Trung Quốc nhấn mạnh về sự phát triển của ngành công nghiệp không gian, được xem như là một biểu tượng của uy tín quốc gia. Nguyên tắc thám hiểm không gian của Trung Quốc - bao gồm phát triển hòa bình, tăng cường hợp tác quốc tế và thăm dò sâu trong không gian - phần lớn không thay đổi so với văn bản quy định chi tiết trước đó về sứ mệnh không gian của Trung Quốc, phát hành vào năm 2000 và 2006.
Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Nga đưa con người vào không gian, 5 năm sau đó, hoàn thành một chuyến thăm dò. Vào cuối năm 2011, Trung Quốc đã đưa tàu vũ trụ Thần Châu 8 kết nối với mô đun Tiangong 1 thành công , sẽ tạo thành một phần của phòng thí nghiệm không gian trong tương lai. Trong năm 2007, Trung Quốc phóng tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên của mình, Chang’e-1, quay quanh mặt trăng, thu thập dữ liệu và bản đồ hoàn chỉnh của mặt trăng. Từ năm 2006, Trung Quốc cũng đã phóng thành công 67 lần các tên lửa Long March, gửi 79 tàu vũ trụ vào quỹ đạo.
Một số yếu tố của chương trình, đặc biệt là việc bắn tên lửa từ mặt đất lên một trong những vệ tinh ngừng hoạt động cách đây 4 năm, đã cảnh báo các quan chức Mỹ và những người khác cho rằng động thái như vậy có thể thiết lập một cuộc chạy đua quân sự không gian. Đó là chương trình được điều hành bởi quân đội, nó đã khiến cho Mỹ không muốn hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề thám hiểm không gian, mặc dù sau này Trung Quốc khẳng định rằng chương trình hoàn toàn vì mục đích hòa bình. Họ cho biết luôn luôn tuân thủ việc thám hiểm không gian cho mục đích hòa bình và phản đối bất kỳ sự vũ khí hóa hay đua tranh của các nước trong không gian.
Chính sách của chính phủ Trung Quốc là “củng cố” hợp tác thám hiểm không gian với các nước đang phát triển và "coi trọng" bất kỳ sự hợp tác nào với các nước phát triển. Bản kế hoạch đề cập đến một danh sách các quốc gia hợp tác với Trung Quốc bao gồm Nga, Brazil, Pháp và Anh. Đối với Mỹ: Giám đốc NASA đã đến thăm Trung Quốc và cho biết hai bên sẽ tiếp tục đối thoại về các vấn đề không gian.