Quý 3 đã kết thúc, chúng ta hãy cũng nhìn vào tình hình kinh doanh của 8 hãng sản xuất điện thoại lớn và cùng xem những chiều hướng sẽ định hình ngành công nghiệp điện thoại trong tương lai.
Có một vài xu thế xuất hiện trong Quý 2 vừa qua như sự tăng doanh số smartphone của Samsung, sự thua lỗ của Nokia và Motorola, đã phần nào bị đảo ngược. LG và RIM là 2 hãng đón nhận tình hình kinh doanh thua lỗ trong quý 3 này.
<>Apple>
Sự kiện đáng chú ý trong quý này đối với Apple là nhà đồng sáng lập và lãnh đạo tài ba Steve Jobs nhường lại vị trí CEO cho Tim Cook. Mặc dù tình hình kinh doanh của Apple trong Quý 3 không đạt được như kì vọng, tuy nhiên hãng vẫn thu được 5 tỉ USD lợi nhuận hoạt động từ iPhone. Dù mức lợi nhuận thu được của Apple ít hơn mức 6 tỉ USD trong quý trước, nhưng vẫn nhiều hơn các hãng khác cộng lại.
Mức giá bán trung bình của iPhone phần lớn không có gì thay đổi, nhưng mức lợi nhuận biên của hãng vẫn tăng nhẹ do mức chi phí để sản xuất một chiếc iPhone 4 được giảm đến mức tối thiểu. Điều đó giải thích tại sao mức lợi nhuận của Apple chỉ bị giảm nhẹ dù bán ít hơn 15% số lượng iPhone trong quý trước.
Trung Quốc đang dần trở thành thị trường cực kì quan trọng của Apple. Quốc gia này chiếm 16% tổng doanh thu của hãng. Đây là quốc gia quan trọng thứ 2 của Apple trong việc bán sản phẩm của mình. Vì thế, đây là nơi Apple cần quan tâm nhiều hơn trong các quý tiếp theo.
<>Samsung>
Samsung bắt đầu trở nên nổi bật hơn nhờ đạt được vị trí thứ 2 trong tình hình kinh doanh Quý 2, cùng Apple vượt qua Nokia trong doanh số smartphone và được thông báo có mức hệ số lợi nhuận hoạt động cao nhất trong các năm qua. Trong quý 3, xu thế này càng rõ nét hơn, và Samsung đã trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới tính theo số lượng, vượt qua Apple.
Một điều thậm chí quan trọng hơn là lợi nhuận biên của hãng đã vượt qua HTC. Những thành công này đạt được là do các thiết bị cầm tay có lợi nhuận cao như Samsung Galaxy S II được bán rất chạy. Ngoài ra, một số điều độc đáo khác như màn hình Super AMOLED Plus và chip Exynos do chính Samsung sản xuất cũng giúp hãng kiểm soát được chi phí sản xuất. Kết quả cuối cùng là hãng kiếm được 2 tỉ USD lợi nhuận từ việc kinh doanh điện thoại di động, vượt qua HTC và chiếm vị trí thứ 2 chỉ sau Apple.
Công ty này cũng tiêu chuẩn hóa lược đồ đặt tên cho các dòng smartphone của mình, và những thiết bị đầu tiên với các tên mới như Omnia W, Galaxy R hay Galaxy M Pro đã bắt đầu được tung ra thị trường.
Với các dòng sản phẩm mới hiện tại như phiên bản Galaxy SII cho các nhà mạng tại thị trường Mỹ hay các thiết bị độc đáo như Samsung Galaxy Nexus với hệ điều hành Android Ice Cream Sandwich, chúng ta có thể mong đợi Samsung sẽ tiếp tục thành công trong quý 4 này.
<>HTC>
Như thường lệ, thương hiệu có giá trị nhất của Đài Loan đã có một Quý 3 đáng ngưỡng mộ. Với sự thành công của dòng sản phẩm cao cấp như HTC Sensation 4G, HTC đã vượt qua RIM về lợi nhuận lần đầu tiên và luôn giữ được mức lợi nhuận ổn định. HTC hiện đang là nhà sản xuất đứng thứ 3 về lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh điện thoại.
Công ty cũng đã đầu tư 300 triệu USD để nghiên cứu công nghệ Beats của Dre và tung ra các sản phẩm sử dụng công nghệ Beats Audio như HTC Senstion XE, HTC Senstion XL và HTC Rezound. Các sản phẩm trên hứa hẹn sẽ đóng góp không nhỏ cho doanh thu của HTC trong Quý 4 này, đặc biệt trong kì lễ Giáng sinh sắp tới.
< style="font-size:14px;line-height:16px;text-indent:0px;">RIM>
Sau khi ngủ quên trên vòng nguyệt quế của mình gần 1 năm, RIM đã trình diễn một sự kiện ra mắt sản phẩm lớn nhất trong lịch sử của hãng với các thiết bị chạy hệ điều hành BlackBerry OS 7 và sẽ xuất hiện trên 225 nhà mạng trên toàn thế giới. Đáng tiếc là những mẫu smartphone mới này được thông báo vào tháng cuối cùng của Quý 2 trong năm tài chính của RIM (đã kết thúc trong tháng 8), vì thế, doanh số của các mẫu smartphone mới như Blackberry Torch 9850/9860 đều không đóng góp nhiều vào lợi nhuận sau thuế trong báo cáo kết quả hàng quý của RIM.
Từ tháng 6 tới tháng 8, RIM thông báo đạt mức doanh thu 4,2 tỉ USD, mức lợi nhuận trước thuế là 0,414 tỉ USD (lợi nhuận ròng là 0,329 tỉ USD), chiếm 9,8% lợi nhuận, khá thấp so với mức mong đợi trung bình.
Giá bán bình quân cho một chiếc smartphone của RIM cao hơn so với quý trước, nhưng lợi nhuận biên lại giảm xuống. Điều này cho thấy RIM cần phải tập trung quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chi phí sản xuất. Tuy nhiên, CEO Jim Balsillie của hãng này vẫn lạc quan vào quý hiện tại dựa trên doanh số bán ra hiện tại của các mẫu smartphone BlackBerry mới chạy OS 7.
RIM hiện tại đã tụt xuống vị trí thứ 4 trong các công ty thu được lợi nhuận nhiều nhất trong ngành công nghiệp điện thoại.
Nokia
Về tổng quan, Nokia chịu thua lỗ trong quý vừa rồi, tuy nhiên không nhiều như các nhà phân tích dự kiến. Và nếu chúng ta có cái nhìn nghiêm túc hơn, hãng vẫn xoay sở được để tạo ra mức lợi nhuận tối thiểu. Điều này đạt được bởi việc giảm giá các thiết bị chạy Symbian của hãng để giúp tăng doanh số và kiểm soát được số lượng sản phẩm bán ra của hãng, nhằm duy trì vị trí vốn có của hãng.
Chiến lược trên đã giúp ngăn chặn những hiểm họa tiếp theo của tình hình kinh doanh tồi tệ trong Quý 2. Stephen Elop đã công bố hãng sẽ chọn Windows Phone làm nền tảng chính cho smartphone của mình.
Nokia đã bán ra một số mẫu smartphone chạy Symbian Belle. Các mẫu điện thoại như Nokia 701 nhằm duy trì cuộc chơi của Nokia đến khi các mẫu thiết bị chạy Windows Phone đầu tiên như Lumia 800 và Lumia 710 được bán ra trong quý này. Nokia đang lên kế hoạch mở một chiến dịch marketing lớn nhất trong lịch sử của hãng cho các mẫu điện thoại Windows Phone mới này.
<>Sony Ericsson>
Trong Quý 3, hãng gần như không thu được 1 đồng lời nào. Doanh thu của công ty chủ yếu dựa vào các dòng smartphone Xperia như Xperia arc và mẫu smartphone nhỏ gọn Xperia active.
Sony Ericsson vẫn luôn chậm chân trong mảng điện thoại cao cấp, mẫu smartphone lõi kép với màn hình HD Nozomi mới được công bố của hãng sẽ chỉ được bán vào đầu năm 2012. Vì thế, có lẽ sẽ không có nhiều sự thay đổi trong Quý 4 này trong kết quả tài chính của hãng.
Gần đây, Sony đã thông báo mua lại toàn bộ Ericsson với mức giá gần 1,47 tỉ USD.
<>Motorola>
Câu chuyện đáng chú ý nhất của Motorola vừa qua chính là việc Google mua lại công ty này với giá 12,5 tỉ USD. Nhiều nhà sản xuất điện thoại Android lo sợ rằng Google sẽ có những thiên vị dành cho Motorola.
Với sự ra mắt mẫu smartphone lõi kép có hỗ trợ mạng 4G LTE đầu tiên, ta có thể tin chắc rằng Droid Bionic đã góp phần vào doanh thu của hãng trong Quý 3. Máy được bán với mức giá 299 USD đi kèm hợp đồng của nhà mạng Verizon.
Motorola dường như cũng bắt đầu phục hồi trong Quý 4 này với các thiết bị như Droid Razr, mẫu smartphone LTE mỏng nhất hiện tại. Nó sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng trong kì lễ giáng sinh sắp tới.
<>LG>
LG tiếp tục đón nhận tình hình kinh doanh thua lỗ trong Quý 3. Hãng đã không thể thay đổi cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của hãng. Mặc dù LG là hãng sản xuất đầu tiên cung cấp smartphone lõi kép trong năm nay, cũng như các mẫu điện thoại hỗ trợ tính năng 3D và mẫu điện thoại có màn hình sáng nhất trên thị trường trong một thời gian.
Tháng 10 vừa qua, LG cũng giới thiệu mẫu Optimus LTE hỗ trợ màn hình True HD 4,5". Tuy nhiên, những thành tựu về phần cứng vẫn chưa thể chuyển hóa thành lợi nhuận cho LG, và Quý 4 rất có thể LG sẽ lại đón nhận tình hình kinh doanh tương tự.
<>Tóm lại>
Có thể nói rằng Quý 3 vừa qua là một trong những quý thú vị nhất của ngành công nghiệp di động, với sự thay đổi người lãnh đạo của Apple và việc Goole mua lại Motorola.
Quý 4 sắp tới hứa hẹn sẽ bắt đầu những cuộc chiến mới với sự ra mắt của các mẫu điện thoại Nokia Windows Phone. Liệu kì lễ giáng sinh sắp tới sẽ đánh dấu sự thành công cho hãng sản xuất điện thoại nào, chúng ta hãy chờ xem báo cáo của các hãng này vào đầu năm sau.
Theo Phonearena