Nhịp sống số

Tìm hiểu vali hạt nhân - Xách trên tay thứ vũ khí hủy diệt

Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, các nước, với những mâu thuẫn lớn xuất hiện từ trong chiến tranh, đã bước và một cuộc chiến tranh mới, không khói lửa, không giao tranh trực tiếp nhưng không kém phần căng thẳng, tốn kém và nguy hiểm: Chiến tranh lạnh. 

Thế giới khi đó, chia làm hai phe, một bên là Mỹ và các nước đồng minh Phương tây một bên là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là hệ thống các quốc gia đồng Minh của Liên Xô ở Đông Âu. Phe phương tay khi đó thành lập liên minh quân sự NATO còn phe liên Xô là Khối hiệp ước Warsaw. Hai phe bước và một cuộc xung đột chính trị, căng thẳng về quân sự, cạnh tranh (theo hình thức triệt hạ lẫn nhau) về kinh tế, khoa học. Dù các phe tham gia không tham gia một cuộc chiến chính thức nào nhưng sự xung đột, căng thẳng thể hiện qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh kinh tế... và đặc biệt là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
 

 
Cuộc chạy đua này bào mòn cả hai bên tham gia về mặt kinh tế và đưa thế giới vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Đồng thời, cuộc chạy đua này cũng trao vào tay nhà lãnh đạo cao nhất của hai quốc gia này một thứ cực kỳ nguy hiểm, chiếc vali hạt nhân, vật được coi là có khả năng hủy diệt thế giới đúng theo nghĩa đen của nó. Chiếc vali này thuộc quyền sở hữu của hai quốc gia, được toàn quyền sử dụng bởi tổng thống Mỹ và tổng bí thư Liên Xô.

Vali hạt nhân là gì, nguyên nhân tồn tại?
 
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hai nước Liên Xô và Mỹ bước vào một cuộc chạy đùa vũ trang, cụ thể là vũ khí hạt nhân lớn và toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chạy đua này chưa dẫn tới một hậu quả lớn thực sự nào nhưng đã đạt thế giới trong tình trạng báo động đỏ trong suốt nửa thế kỷ của cuộc chiến.
 
Sức mạnh hạt nhân
 
Mỹ là quốc gia khởi động cho cuộc chiếc hạt nhân với việc chế tạo thành công loại vũ khí giết người hàng loạt và cực kỳ đáng sợ này vào năm 1945 và sử dụng "thị uy" tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, nhưng Liên Xô, về sau này mới là nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân hơn và có khả năng tấn công hạt nhân mạnh và toàn diện hơn. Lượng vũ khí hạt nhân của cả hai bên, được cho là có khả năng hủy diệt toàn bộ thế giới, đưa nhân loại trở về thời kỳ đồ đá, hoặc tệ hơn là tuyệt chủng hoàn toàn.
 
 
Thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô sở hữu tới 45.000 đầu đạn hạt nhân còn Mỹ, "chỉ" có khoảng 35.000 trong thời kỳ đỉnh cao của mình. Bạn thấy con số này là nhỏ? Không, lượng vũ khí hạt nhân này chứa một sức mạnh khủng khiếp. Trung bình, một đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đườn khoảng 10 đến 100 triệu tấn thuốc nổ TNT. Một vũ khí hạt nhân, loại nhỏ, với sức công phá tương đương 10 triệu tấn thuốc nổ có thể hủy diệt hoàn toàn một thành phố. Nếu vụ nổ có độ lớn 100 megaton, nó có khả năng hủy diệt hoàn toàn một vùng có bán kính khoảng 150 km, chưa kể, ảnh hưởng từ phóng xạ sau vụ nó sẽ hủy diệt hầu hết các sinh vật, trong đó có con người ở một khoảng cách lớn hơn nhiều.
 

 
Khi đó, cả hai bên triển khai các hệ thống phóng tên lửa ở khắp nơi trên lãnh thổ của mình và đồng minh, nhắm tới những vị trí chiến lược trên khắp lãnh thổ của đối phương. Một ví dụ mà chúng tôi từng đề cập là chiếc siêu tàu ngầm hạt nhân Typhoon - nó mang 20 tên lửa, một tên lửa lửa có 10 đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 100 - 150.000 tấn thuốc nổ, tức là mỗi tên lửa có sức công phá lớn gấp 10 lần vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima. Nga có 6 chiếc tàu ngầm như thế hoạt động trong thời gian chiến tranh lạnh.

Và vai trò của chiếc vali hạt nhân
 
Như đã nói ở trên, hệ thống vũ khí này nhân của cả hai nước là đòn cuối cùng mà họ dành cho đối thủ. Phải biết rằng, một khi, Mỹ và Liên Xô đã mở đầu cuộc chiến hạt nhân, trái đất gần như chắc chắn sẽ trở về thời kỳ đồ đá. Một khi, một trong hai bên khai hỏa, đối phương chỉ có chừng 20 phút để phản ứng lại đòn tấn công nếu nhưng không muốn bị hủy diệt hoàn toàn. Vậy, làm sao để khai hỏa lượng vũ khí hạt nhân khổng lồ này? Đây là nguyên nhân tồn tại của chiếc vali hạt nhân huyền thoại - chiếc vali quyền lực nhất hành tinh.
 
Như các bạn đã biết, tổng thống Hoa Kỳ được hiến pháp nước này giao cho một vai trò hết sức quan trọng - tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ - quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Vào thời kỳ cầm quyền của Kennedy - khi mà những căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô đang lên cao nhất, rất nhiều thành viên từ quân đội Hoa Kỳ yêu cầu có những phản ứng tức thời của hệ thống vũ khí hạt nhân trước nguy cơ Liên Xô ra tay trước. Đồng thời , Kennedy khi đó không muốn quyền lực tối cao với hệ thống hủy diệt này rơi vào tay người khác nhưng nếu như nắm giữ hoàn toàn, có thể, nước Mỹ sẽ không phản ứng kịp thời trước đòn tấn công toàn diện của Liên Xô. Để giải quyết hoàn hảo việc này, chiếc vali hạt nhân ra đời.
 

 
Với chiếc vali này, tổng thống Mỹ của khả năng ra lệnh tấn công hủy diệt Liên Xô ở bất cứ đâu, không nhất thiết phải ở trung tâm điều hành vũ khí nguyên tử của đất nước này. Kể từ thời điểm chiếc vali hạt nhân ra đời, tổng thống Mỹ là người duy nhất có khả năng ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân tại quốc gia này. Quyền lực của chiếc vali với hệ thống vũ khí hạt nhân Mỹ là tối thượng, nếu cần, ngay lập tức cả kho vũ khí nguyên tử của đất nước này sẽ được sử dụng nhắm và kẻ thù.
 
Về phía Liên Xô, do sự phức tạp hơn trong cơ cấu chính trị và việc có số lượng lớn vũ khí hạt nhân sau Mỹ tới 20 năm, chiếc vali hạt nhân của Liên Xô cũng có nhiều điểm khác biệt. Lúc đầu, để tránh tập trung quyền, người ta đề xuất có 3 chiếc vali hạt nhân với chức năng tương đương nhau.Tuy nhiên, khó có thể đảm bảo sự liên lạc cũng như ra quyết định của cả 3 người trong thời gian ngắn như vậy (20 phút) nên đê xuất này bị bãi bỏ. Cuối cùng, tổng bí thư Liên là người nắm quyền lực với hệ thống vũ khí hạt nhân của nước này. Sau này, tổng thống Nga là người giữ chiếc vali đầy quyền lực kể trên.
 
Chiếc vali hạt nhận được bảo vệ thế nào?
 
Nhiều người hiểu chiếc vali hạt nhân là công tắc khai hỏa cho việc phóng vũ khí hạt nhân của cả hai nước nhưng thực tế không phải như vậy. Việc phóng vũ khí hạt nhân yêu cầu nhiều yếu tố hơn là thứ mà những cỗ máy trong chiếc vali này có thể có. Hơn nữa, các yếu tố kỹ thuật như đích đến, số lượng vũ khí sử dụng... đều không trực tiếp nằm ở đây. Vì vậy, cả hai vali hạt nhân của Mỹ và Nga chỉ là các mà tổng thống của hai nước này ra lệnh cho quân đội phóng vũ khí hạt nhân ngay-lập-tức.
 

 
Về kích thước, hai chiếc vali hạt nhân không khác nhiều so với những chiếc vali thông thường và thực tế, chúng không chỉ có một mẫu duy nhất từ những năm chiến tranh lạnh cho tới nay. Những gì có trong chiếc vali đầy quyền lực này, cho tới nay vẫn là những bí mật quốc gia của hai siêu cường. Tuy nhiên, vẫn có những thông tin khá chắc chắn chúng ta có thể biết được về chiếc vali của tổng thống Mỹ.
 
Không giống trong phim hoạt hình hay một số bộ phim giả tưởng, chiếc vali hạt nhân này không chỉ có một nút bấm duy nhất để phóng tên lửa, chiếc vali hạt nhân của Mỹ là một hệ thống cực kỳ phức tạp có tính bảo mật cực cao. Chiếc cặp được thiết kế bảo vệ an toàn trước hầu hết các tác động bên ngoài, gần như không thể hỏng hóc kể cả bị đạn bắn hay ngâm dưới nước. Tất nhiên, việc bảo vệ chiếc cặp này cũng hết sức được lưu ý và nó luôn luôn ở cạnh tổng thống Mỹ, kể cả khi ông này đi ngủ hay làm những chuyện tế nhị. Theo nguyên tắc, tổng thống phải tiếp cận được chiếc vali hạt nhân lâu nhất trong vòng 1 phút kể từ sau khi ông ta ra lệnh.
 

 
Tất nhiên, tổng thống Mỹ không trực tiếp xách chiếc vali này đi khắp nơi. Nó được giữ bởi một sĩ quan đặc biệt - người được tuyển chọn hết sức kỹ càng từ các vị trí cao cấp của quân đội Mỹ. Những người này phải đảm bảo tuyệt đối, được xác minh cực kỳ rõ ràng lai lịch, các mối quan hệ và cả cuộc sống riêng tư để đảm nhận vị trí quan trọng này. Những người này, làm việc theo ca, trong ca trực của mình, họ không được rời khỏi chiếc cặp dù chỉ 1s (trừ khi tổng thống dùng). Họ luôn phải ở cạnh tổng thống.
 
Tất nhiên, chiếc cặp cũng sử dụng những mã khóa mật mã hết sức chặt chẽ để đảm bảo không một ai ngoài tổng thống Mỹ có thể sử dụng sức mạnh của chiếc vali này. Cụ thể, để mở chiếc vali, cần một mật mã dài 8 con số. Sau đó, tổng thống phải sử dụng ít nhất 3 mật mã được cung cấp trước để khởi động chiếc máy tính đặt trong vali này. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng tổng thống phải có một chiếc "chìa khóa" đặc biệt để có thể kích hoạt chiếc vali hạt nhân.

Sau khi khởi động hệ thống, một loạt các bài kiểm tra khác để xác nhận thân phận tổng thống được thực hiện. Cụ thể, ít nhất hai công nghệ kiểm tra được áp dụng đó là: kiểm tra vân tay và mắt. Sau đó, chiếc vali đã sẵn sàng.
 
Có gì trong chiếc vali và cách thức sử dụng như thế nào?
 
Như đã nói ở trên, thành phần trong chiếc vali hạt nhân là bí mật. Những thông tin được đề cập trong phần sau xuất phát từ những thông tin chưa bao giờ được khẳng định chính thức từ nhà trắng.
 
Theo đó, trong chiếc vali hạt nhân này ngoài bộ phận để tổng thống ra lệnh tới các lực lượng vũ trang khai hỏa vũ khí hạt nhân, còn có danh sách các địa điểm, hầm trú ẩn để tổng thống sử dụng trong trường hợp xảy ra cuộc chiến hạt nhân, một hệ thống liên lạc giúp tổng thống có thể đưa ra thông điệp cảnh báo tới toàn dân trong vòng dưới 10 phút, tuyên bố tình trạng khẩn cấp và các phương án sơ tán ngay lập tức. Tóm lại, một khi tổng thống sử dụng chiếc vali này, toàn bộ Hoa Kỳ sẽ đặt trong tình trạng chiến tranh.
 

 
Tất nhiên, chiếc vali sử dụng một hệ thống kết nối riêng biệt, độc lập và có tính bảo mật cao. Hệ thống kết nối với bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ thông qua một vệ tinh riêng biệt, có thể sử dụng bình thường ngay cả khi tất cả các cơ sở hạ tầng bị phá hủy hoàn toàn.
 
Sau khi nhận các thông tin đầy đủ và nghiên cứu các khuyến cáo về việc khai hỏa hệ thống vũ khí hạt nhân từ tham mưu trưởng, tổng thống sẽ quyết định có hay không khai hỏa vũ khí hạt nhân. Một khi quyết định là có, tổng thống và các trợ lý sẽ nghiên cứu và lựa chọn phương án, kế hoạch tấn công thích hợp nhất để triển khai. Sau đó, tổng thống phải xác nhận bằng một chiếc thẻ có "mật danh" là Biscuit (bánh quy).
 
Đến đây bạn sẽ hỏi, liệu sẽ ra sao nếu tổng thống Mỹ bị bắt hoặc bị giết chết trong khi các nhận dạng sinh học của ông vẫn có thể sử dụng? Vâng, người Mỹ đã nghĩ đến trường hợp này. Lệnh của tổng thống Mỹ khi ban ra phải có sự xác nhận của bộ trưởng bộ quốc phòng rằng đây là lệnh xuất phát từ chính tổng thống Mỹ, hoàn toàn đủ điều kiện ra lệnh (không bị bắt hay khống chế). Lưu ý, việc xác nhận của bộ trưởng bộ quốc phòng đơn thuần là xác nhận lại lệnh của tổng thống cho các cơ quan quốc phòng, không có ý nghĩa xem lại quyết định đó.
 
Trong trường hợp tổng thống chết hay bị giết, sẽ có những người kế nhiệm tạm thời có quyền khai hỏa vũ khí hạt nhân. Theo đó, bộ trưởng bộ quốc phòng là người sẽ ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân nếu như tổng thống bị giết. Ngoài ra, phó tổng thống cũng sở hữu một chiếc vali hạt nhân, chiếc này sẽ được kích hoạt một khi chiếc của tổng thống bị hủy.
 
Khi bắt đầu sử dụng, lệnh của tổng thống sẽ ngay lập tức được gửi đến các sĩ quan phụ trách việc phóng đầu đạn hạt nhân gạt công tắc và thế là, chiến tranh hạt nhân bắt đầu. Thế giới còn cách thời kỳ đồ đá chừng 1 giờ.
 
Có 3 chiếc vali hạt nhân tồn tại trên đất Mỹ: 1 luôn đi theo tổng thống, một ở Nhà Trắng và một của phó tổng thống.
 
Kết
 
Chiếc vali hạt nhân không chỉ đơn thuần là công tắc khai hỏa vũ khí hạt nhân của hai siêu cường, nó còn là vật biểu hiện cho quyền lực của người đứng đầu hai nhà nước. Tuy ngày nay, vai trò của nó càng ngày càng bớt quan trọng do Mỹ và Nga đã không còn trong tình trạng đối đầu, tuy nhiên, vẫn sẽ là thảm họa nếu một trong hai chiếc vali được đem ra sử dụng.