Apple đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ vảo hai sản phẩm là iPhone và iPad. Mặc dù Steve Jobs dang được coi là một trong những CEO tài ba nhất của thế giới với cái đầu đi trước thời đại cùng những suy nghĩ tiến bộ. Nhưng cũng không thể nói rằng thành công của Apple là do một mình ông mang lại, đó là sự kết hợp của rất nhiều bộ óc thông minh và Tim Cook là một trong những bộ óc như thế. Khi Steve Jobs còn đang đương nhiệm, Tim Cook là người chịu trách nhiệm quản lý kho hàng và sản xuất của Apple.
Tim Cook và Steve Jobs: Hai trong số những bộ óc thiên tài mang lại thành công cho Apple.
Sự nghiệp của Tim Cook với Apple bắt đầu gần như cùng một lúc với Steve Jobs bán công ty NeXT và quay trở lại Apple. Vào thời điểm đó, hệ thống phân phối của Apple là một mớ hỗn độn. Tim Cook là người đầu tiên đã đề nghị thay đổi mô hình này, ông đã xóa bỏ mô hình tự sản xuất sản phẩm của Apple để chuyển sang mô hình OEM (thuê các nhà sản xuất khác gia công sản phẩm của quả táo). Mặt khác Tim Cook cũng đã nhận thấy kho hàng của Apple bị khấu hao rất nhanh so với giá trị sụt giảm của nó từ 1% đến 2% trong mỗi tuần.
Những thay đổi trong cách sản xuất mà Tim Cook áp dụng cho Apple đã đem lại những thành công nhất định cho quả táo: 37 triệu chiếc iPhone đã được bán ra trong quý IV năm 2011. Điều này cho thấy khả năng quản lý kho hàng của Apple là cực tốt thì mới có thể đáp ứng được một lượng lớn hàng bán ra như thế. Trước khi Apple áp dụng mô hình sản xuất gia công này thì Dell là hãng thành công bậc nhất thông qua cách làm này. Thế nhưng Apple đã nhanh chóng vượt qua Dell để trở thành công ty quản lý kho hàng tốt nhất thế giới.
Khi nói đến các thông số về kho hàng, các nhà phân tích tài chính thường nhắc đến hai chỉ số. Chỉ số thứ nhất là "hệ số xoay vòng hàng tồn kho" (Inventory Turnover), thông số này cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân của một công ty luân chuyển trong kỳ kho hàng của một công ty. Nếu hệ số này lớn thì tức là tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và hàng hóa của công ty sẽ bán rất chạy. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng thấp, hàng sẽ ít được bán ra và bị giữ trong nhiều hơn dẫn đến số lần đổi kho ít hơn.
Công thức tính Inventory Turnover.
Thông số thứ hai là "thời gian thanh lý hàng tồn kho" (Day of Inventory), đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất). Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động khá tốt.
Công thức tính Days of Inventory.
Khi nhìn vào bảng thông số dưới đây bạn sẽ thấy được rằng các thông số về quản lý kho hàng của Apple là vô cùng tốt. Nguyên nhân của việc này chính là do Apple đã chọn thuê các nhà máy Foxconn sản xuất thiết bị ở Trung Quốc để chế tạo những thiết bị của mình. Từ đó quả táo có thể phân phối sản phẩm của mình tới tay khách hàng nhanh hơn. Ngoài ra lượng nhân công khổng lồ ở các nhà máy của Foxconn cũng khiến cho thời gian sản xuất thiết bị của Apple được giảm xuống đáng kể: Chỉ mất vài ngày kể từ khi nhận đơn đặt hàng của người dùng để Apple giao sản phẩm trong khi với những công ty khác họ sẽ cần từ một cho đến hai tuần.
Bảng so sánh Inventory Turnover và Days of Inventory giữa các công ty.
Tham khảo: PhoneArena