Cho dù có cốt truyện nhạt, diễn xuất của diễn viên bình thường nhưng Transformer luôn thu hút khán giả nhờ vào kỹ xảo tuyệt vời của mình. Những cảnh quay hoành tráng, hiệu ứng như thật, những màn chiến đấu của những robot khổng lồ cao cả trăm mét luôn thu hút và thỏa mãn bất cứ khán giả khó tính nào đã bù đắp cho những thiếu sót của film.
Bạn có bao giờ thắc mắc các nhà làm phim đã tạo nên những robot ngoài hành tình khổng lồ như thế nào? Họ đã làm sao để tạo ra những cảnh phim hoành tráng đến như vậy cho chúng ta? Tất nhiên, tôi xin loại bỏ ngay phương án đoàn làm phim đã tạo ra những con robot y như thật để quay film. Với trình độ khoa học kỹ thuật như hiện nay, để tạo ra những robot có kích thước như vậy là không thể, chưa kể chắc chắn họ không thể tạo ra các vụ nổ, cảnh đánh nhau như thật trong các thành phố thật. Thật tế, hầu hết các cảnh phim trong transformer, các nhân vật robot trong phim này đều là kết quả của công nghệ dựng hình bằng vi tính.
Tất nhiên, chúng ta không thể tìm hiểu hết về hàng trăm cảnh, hàng chục robot siêu nhân trong bộ phim này. Để hiểu rõ hơn về cách các nhà làm phim đã tạo ra những robot siêu nhiên này, chúng ta hãy cùng nghiên cứu cách mà đoàn làm phim dựng nên một cảnh quay và những khó khăn trong việc tạo nên một autobot hoàn chỉnh.
Không phải thích là được
Nếu như đã từng xem Transformer chắc chắn các bạn sẽ rất ấn tượng và nhớ rằng những autobot này luôn ngụy trang và di chuyển dưới hình dạng những chiếc xe oto thông thường của loài người. Vì vậy, thiết kế 1 transformer, trước hết, bạn phải nghĩ ra một loại oto gắn liền với nó, mang phong cách và những đặc điểm riêng của Transformer này. Thật ra, điều mà chúng ta thấy trong phim là chúng có thể quét một mẫu xe bất kỳ và biến thành chúng, tuy nhiên, các nhà làm phim phải rất vất vả để tìm được "mẫu xe" bất kỳ này.
Đầu tiên và về khối lượng và kích thước. Mỗi Transformer chỉ biến được thành những chiếc xe có khối lượng tương ứng với chúng. Ví dụ như Jazz "đội lốt" một chiếc Pontiac® Solstice® trong khi Optimus lại trở thành một chiếc xe tải lớn để ngụy trang. Tuy định luật bảo toàn khối lượng không được chú trọng lắm ở trong phim nhưng về căn bản, chúng vẫn phải bảo đảm yếu tố hợp lý. Thậm chí, mỗi nhân vật đều phải có riêng một danh sách oto có thể biến đổi thành.
Về căn bản, cho dù cũng là các sản phẩm của công nghệ đồ họa vi tính giống như phim hoạt hình, nhưng các Transformer phải đảm bảo yếu tố thật, nhất là khí biến đổi. Trong phim hoạt hình, chúng có thể biến thành bất cứ cái gì kịch bản yêu cầu, theo bất cứ cách nào, nhưng với Transformer, đây là việc không thể chấp nhận được. Mỗi Transformer lại có những giới hạn nhất định trong việc biến hình, đơn giản, việc biến hình này không phải là phép thuật, nó chỉ là công nghệ vượt xa những hiểu biết của chúng ta.
Tạo hình transformer, những công việc đòi hỏi nhiều công sức
Chỉ riêng việc hoàn thiện và chau chuốt quá trình biến hình như người máy sang oto và ngược lại của các Auto Bot đã cần tới 25 họa sĩ làm việc liên tục trong nhiều tháng. . Nó không chỉ đơn giản là việc sắp xếp lại các khối vào vị trí để tạo ra một hình dáng khác, nó là nghệ thuật. Mỗi người lại đảm nhiệm một phần riêng của việc biến đổi này, từ chân, các khớp, đầu... đều được chau chuốt kỹ càng để tạo nên vài s biến đổi ngắn ngủi nhưng hoàn hảo trong phim.
Bất cứ khi nào nói về thiết kế của những robot trong phim chúng ta không thể quên được vai trò và vị trí của những chiếc xe. Khi quyết định những chiếc xe hơi hay xe tải được sử dụng trong phim, đoàn làm phim không chỉ đơn thuần là ra showroom, chọn vài mẫu rồi làm. Họ tổ chức những cuộc họp với sự có mặt của các hãng xe lớn như Ferrari, Ford.... Thảo luận về những mẫu xe, những cảnh quay mà chúng sẽ được sử dụng... Sau đó, đoàn làm phim với sự tư vấn và hỗ trợ từ các hãng xe này, sẽ chọn ra những mẫu thích hợp nhất cho Transformer. Sau cùng, GM đã trở thành người chiến thắng khi Bay thăm kho thiết kế bí mật của hãng.
Ý tưởng và công việc chọn xe
Tại đây, mô hình các mẫu xe trong tương lai của GM được giới thiệu với đoàn làm phim. Tất nhiên, họ không được xem các thiết kế mẫu xe hơi của GM. Không những cho mượn xe giá trị tới cả triệu đô, GM còn giúp đỡ đoàn làm phim cải tiến, thay đổi một số chi tiết trên xe khiến cho nó không giống bất cứ mẫu xe nào đã lưu hành trên thị trường.
Khi thiết kế Optimus Prime, Mann đã có một đội ngũ với hàng loạt các bản thiết kế Robot + xe tiềm năng. Sau cùng, Bay chọn một chiếc máy kéo lai xe tải lớn. Với mẫu thiết kế này, Prime mang một hình dáng cục cằn, thô lỗ nhưng đầy sức mạnh.
Tất nhiên, tạo hình của nhân vật Bumblebee cũng làm các nhà sản xuất hết sức đau đầu. Camaro 69 là ứng viên đầu tiên được đề cập đến nhưng rõ ràng, các nhà làm phim không muốn chọn một chiếc xe như vậy làm chiếc xe đầu tiên của Sam bởi theo cốt truyện, Sam không hề có nhiều tiền. Sau đó, phiên bản 76 77 của dòng xe này được đặt lên bàn cân, nó có vẻ thân thiện hơn và là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ của Sam với Bumbble sau này.
Autobot Jazz luôn là một chiếc xe thể thao, lúc đầu, Jazz được gán với chiếc Martini Porsche 935 Turbo - một loại xe rất nổi tiếng trong các phim hoạt hình, tuy nhiên sau đó, nó không phù hợp với không gian chung và các nhân vật khác của phim nên đoàn làm phim đã đổi sang một chiếc Pontiac Solstice roadster GXP.
Ratchet là là autobot được xây dựng dựa trên hình mẫu của những xe cứu thương lai quân sự. Không có một hình mẫu cụ thể, chính xác nào ngay từ đầu nên các nhà làm phim phải nghiêm cứu một số mẫu Hummer của quân đội và hội chữ thập đỏ vào năm 80. Cuối cùng, họ ưng ý với mẫu thiết kế của một hội chữ thập đỏ hồi năm 80 - một chiếc Chartreuse màu xanh lá cây. Trong khi đó, Ni Super Swamper lấy cảm hứng từ 4500 series GMC Topkick chỉ được sử dụng trong đúng một buổi sáng vì nó chỉ xuất hiện trong một cảnh quay duy nhất.
Không chỉ oto, các Auto bot còn có khả năng biến thành những phương tiện chiến đấu hiện đại khác của con người, cụ thể ở đây là Starscream đã biến đổi thành một chiếc F22 Raptor tiên tiến của quân đội Mỹ. Khi bộ phim khởi quay, những chiếc máy bay này vẫn đang trong những chuyến bay thử nghiệm cuối cùng tại căn cứ Ewards. Khi đó, căn cứ này và mẫu máy bay kể trên vẫn đang ở trong mức bảo mật cao nhất: không chỉ kiểm tra nhân thân của người ra vào, cấm toàn bộ điện thoại, máy quay khi ra vào đây. Đoàn làm phim đã nhận được sự hỗ trợ từ không quân Mỹ mới có thể hoàn thành nhân vật này.
Tất cả các mẫu xe được lựa chọn trong phim đề tạo ra cảm giác riêng biệt, độc đáo, phù hợp với tính cách và đặc điểm của từng autobot. Các mẫu xe hầu như đều rất đặc biệt, không ít trong số chúng chưa từng xuất hiện trên đường.
Có hai Transformer được làm mô hình thật
Phim được dựng hoàn toàn bằng công nghệ đồ họa vi tính nhưng có 2 auto bot đã được làm mô hình thật đó là Frenzy và Bumblebee. Frenzy được chính bộ phận đồ họa của đoàn làm phim dựng với việc nghiên cứu chi tiết các đặc điểm trên khuôn mặt như hốc mắt, cử động miệng với các hành động khác nhau. Mô hình thiết kế 3D của họ đã được hoàn thành và tạo ra Frenzy (thật), tất nhiên là không bắn và có các vũ khí kinh khủng như trong film cao 4 feet (khoảng 1,2m).
Trong khi đó, Bumblebee được làm ra bởi nghệ nhân Frakier, người đã nhận được giải thưởng hiệu ứng đặc biệt cho nhóm của ông tại Fxperts. Bumblebee cao gần 17 feet (khoảng 5 mét), chân 8 feet (2,5 mét). Bumblebee bản thật có trọng lượng tới 3,7 tấn và có thể hoạt động được. Để vận chuyển Bumblebee, người ta phải tách từng bộ phận của robot này ra và vận chuyển bằng một chiếc xe tải lớn. Quá trình lắp đặt Bumblebee mất chừng 2 - 3 h. Đây thật sự là một công trình nghệ thuật vĩ đại.
Quá trình làm phim Transformer thực sự là một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và tâm huyết của các nhà làm phim. Tất cả những điều tôi vừa trình bày ở trên đều chỉ là phần lên ý tưởng, thiết kế nhân vật. Trong phần sau, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu về quá trình đưa các nhân vật này vào phim.