Theo một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tờ International Journal of Paleopathology, các nhà khoa học đã phát hiện ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt trên một xác ướp Ai Cập 2250 năm tuổi. Các khối u ung thư trên xác ướp đã được chẩn đoán bằng một công nghệ hoàn toàn mới và các nhà khoa học tin rằng với công nghệ này, họ có thể phát hiện thêm nhiều trường hợp ung thư trong thế giới cổ đại.
Xác ướp nói trên là một xác ướp nam giới có tên M1, qua đời ở độ tuổi khoảng 51 - 60 tuổi. Gia đình của ông đã trả tiền để ướp xác với hy vọng ông sẽ được tái sinh và hưởng thụ cuộc sống nơi bên kia thế giới. Đây là trường hợp ung thư tuyến tiền liệt cổ nhất tại Ai Cập và cổ thứ 2 trên thế giới (trường hợp đầu tiên được tìm thấy trên một bộ xương 2700 năm tuổi của vua nước Scythian thuộc Nga). Ngoài ra, kết quả chụp xác ướp M1 còn cho thấy một khối u ung thư ác tính di căn đến cột sống và nhiều khu vực khác xung quanh khung chậu.
Các khối u ung thư được nhận biết bằng việc sử dụng một máy quét tomorgraphy phân giải cao có khả năng phát hiện các khối u với đường kính chỉ từ 1 đến 2 mm. Thiết bị với tính năng phân biệt các thương tổn tương tự chỉ mới xuất hiện vào năm 2005 nên các nhà nghiên cứu cho rằng rất nhiều trường hợp ung thư đủ chủng loại xuyên suốt lịch sử hình thành con người đã bị đánh giá thấp. "Tôi nghĩ các nghiên cứu trước đây đã bỏ lỡ rất nhiều trường hợp ung thư do không có sự trợ giúp của công nghệ trên," lãnh đạo nhóm nghiên cứu Carlos Prates - bác sĩ X quang đến từ viện y học Imagens Medicas Integradas tại Lisbon (BĐN) cho biết.
Ung thư tiền liệt tuyến xuất hiện tại tuyến tiền liệt - một phần của hệ thống sinh sản của nam giới với kích thước chỉ bằng một quả óc chó. Tiền liệt tuyến sản sinh một loại chất lỏng giống sữa có trong tinh dịch và nó nằm dưới bàng quang. Trong trường hợp ung thư ác tính, các tế bào ung thư tuyến tiền liệt di căn hoặc bùng phát, xâm nhập vào dòng máu và xương.
Theo báo cáo từ Science Now, một nghiên cứu năm 1998 đăng tải trên Journal of Paleopathology chỉ phát hiện 176 trường hợp ung thư ác tính trong số 10 ngàn bộ xương của người cổ đại. Vì vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng các trường hợp ung thư xuất hiện ít hơn trước thời đại công nghiệp khi môi trường dần trở nên ô nhiễm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tác nhân ung thư khác trong quá khứ chẳng hạn như tro bụi từ gỗ cháy trong lò sưởi, bếp lò và nhựa đường sử dụng để chống thấm trong quá trình đóng tàu có thể gây ung thư phổi, hình thành các khối u trong đường hô hấp và tiêu hóa, Albert Zink - nhà sinh vật học nhân loại đến từ viện nghiên cứu về xác ướp và người tuyết tại Bolzano (Ý) cho biết.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí Science, các nhà khoa học cho biết hoạt động nấu nướng trong nhà là nguyên nhân chính gây ung thư và làm chết 2 triệu người mỗi năm. Vì vậy, qua những phát hiện ban đầu, các nhà khoa học sẽ có thể tìm hiểu sâu về nguồn gốc của ung thư và sự tác động phức tạp giữa các yếu tố môi trường, khẩu phần ăn và gene về các loại bệnh phổ biến. Qua đó, cải thiện khả năng nhận biết và "có được sự hiểu biết tốt hơn về nguồn gốc ung thư để đưa ra các giải pháp chữa trị", Zink kết luận.
Theo: Gizmodo & Science Mag
QUẢNG CÁO
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:
Cô gái 29 tuổi điếc bẩm sinh lần đầu tiên nghe được giọng nói của mình (03/10)
Máy tạo oxy siêu nhỏ giúp tăng hiệu quả chữa trị ung thư kỵ khí (03/09)
The Economist: điện thoại không gây ung thư đâu, yên tâm nhé! (16/06)
Ảnh hưởng của Đường lên não bộ và cơ thể con người (08/06)
Vi khuẩn dùng Cafein làm thức ăn, chữa bệnh tim mạch (02/06)
Robot biết đếm và kê thuốc theo toa (02/06)
Điều khiển não bộ bằng các sợi quang học (18/05)
Thiết bị đo nhiệt độ não cục bộ (09/05)
Camera nội soi nhỏ nhất thế giới, dày chưa đến 1 mm (05/05)
5 lời khuyên thiết kế website để phù hợp với người thị lực kém (21/04)
CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:
ARM giới thiệu ARMv8, hỗ trợ 64-bit, Windows, Mac OS (29/10)
Corning công bố kính Lotus Glass, bền hơn Gorilla Glass (28/10)
[Video] Cuộc sống tương lai dưới con mắt của Microsoft (27/10)
Bệnh nhân đầu tiên được tích hợp Smartphone lên tay (27/10)
Acer: Robot xe tăng mini đa năng tự gỡ bom mìn (27/10)
DARPA muốn tận dụng các bộ phận của vệ tinh "chết" trên quỹ đạo (26/10)
Màn hình cảm ứng điện dung mới dùng được cả khi đeo găng tay (26/10)
[Ý tưởng] Bút bi biết đo độ dài của từng nét vẽ (25/10)
TapSense, công nghệ cảm ứng mới nhận biết các chất liệu khác nhau (23/10)
NEC Tele Scouter: bộ máy tính mini với màn hình dạng kính đeo mắt (22/10)