Nhịp sống số

Phát hiện thêm một hành tinh gần giống Trái đất

NASA vừa công bố một dấu mốc quan trọng trên con đường đi tìm sự sống trong vũ trụ : Khám phá ra một hành tinh đủ gần với mặt trời có điều kiện hỗ trợ cho sự sống phát triển.
 
Hành tinh này được gọi là Kepler-22b, kích thước vào khoảng 2.4 lần bán kính Trái Đất và cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng. Quỹ đạo của nó thuộc habitable zone (tạm dịch: vùng sinh sống) - là khoảng không gian đủ xa so với hành tinh mà nước có thể tồn tại được trên bề mặt - “Đây là một phát hiện có ảnh hưởng sâu sắc trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh” ông Alan Boss – nhà vật lý thiên văn học thuộc đại học Carnegie Melon nói. Phát hiện này hỗ trợ cho giả thiết rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ đông đúc, với những hành tinh giống như Trái Đất nằm trong thiên hà.
 

 
Ngôi sao chủ của hành tinh này cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng bằng khoảng 9.5 nghìn tỷ km) về phía chòm sao Lyra và Cygnus và sáng hơn khoảng 25% so với mặt trời. Kepler-22b có quỹ đạo 290 ngày và ở khoảng cách gần mặt trời của nó hơn 15% so với Trái Đất - đủ để có một điều kiện nhiệt độ bề mặt thích hợp giúp sự sống có thể tồn tại. Kepler là kết quả quan trọng giúp trả lời câu hỏi lớn nhất về vị trí của chúng ta trong vũ trụ.
 
May mắn đã mỉm cười với chúng tôi khi phát hiện ra hành tinh này”- William Borucki phụ trách đội thám hiểm cho biết. Đội thám hiểm nghiên cứu các dữ liệu trắc quang từ kính thiên văn NASA. Kepler sẽ phải trải qua ba quá trình xác minh để có thể được công nhận như một hành tinh.
 
Tham khảo: foxnews