Nhịp sống số

Phát hiện hố đen siêu khổng lồ ngay gần thiên hà của Trái Đất

Phát hiện hố đen siêu khổng lồ ngay gần thiên hà của Trái Đất
Các nhà khoa học vừa phát hiện một hố đen siêu khổng lồ, lớn nhất từ trước tới nay vừa được phát hiện ngay tại thiên hà "hàng xóm" của chúng ta. Hố đen này có kích thước lớn gấp... 9,7 tỷ lần mặt trời tức là lớn gấp khoảng 1000 tỷ lần kích thước trái đất. Phải biết rằng, hố đen lớn nhất đã từng được con người phát hiện trước đây "chỉ" có kích thước khoảng 6,3 tỷ lần kích thước mặt trời của chúng ta (một hố đen thuộc thiên hà Messier 87).
 
Kích thước của lỗ đen này thực sự gây sốc cho các nhà khoa học bởi trước đây họ tin chắc rằng với những đặc điểm của các dải ngân hà đã được biết đến, chắc chắn không thể tồn tại lỗ đen lớn đến vậy. Các nhà khoa học đưa ra một giả thiết cho rằng sự xuất hiện của siêu hố đen là do sự lớn lên của thiên hà lớn nhất vũ trụ và lỗ đen của nó có thể đang "tiến hóa" theo một cách khác so với các thiên hà thông thường.
 

 
Hai lỗ đen  này nằm ngay tại trung tâm thiên hà "hàng xóm" của chúng ta: NGC 3842 và NGC 4889. Chúng cách trái đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng lần lượt theo hướng các tròm sao leo và Coma Berenicie.
 
James Graham - Giám đốc của Dunlap Institute for Astronomy and Astrophysics tại University of Toronto cho hay: "Rất có thể siêu lỗ đen này sẽ là một nguồn năng lượng tuyệt vời  (nguyên văn: ultimate power sources) của các chuẩn tinh trong hàng tỷ năm nay, kể từ sau vụ nổ Big bang".
 
Tuy nhiên, giáo sư Chung-Pei Ma của Trường Đại học California lại cho rằng liên kết giữa siêu hố đen này (hố đen nhỏ hơn trong hai hố đen kể trên) và chuẩn tinh của nó đã bị phá hủy. Một khi liên kết này bị mất điều này có nghĩa là chúng hoàn toàn đủ năng lượng để tạo cho một chuẩn tinh cực sáng trong vài tỷ năm tới.
 
Các nhà khoa học phát hiện ra hai lỗ đen này bằng cách quan sát sự dịch chuyển nhanh bất thường của các vì sao trong hai thiên hà kể trên bằng 3 kính viễn vọng Gemini, MacDonald và Keck Observatories.
 
Thông tin thêm:
 
Lỗ đen: Là các thiên thể đặc biệt bậc nhất vũ trụ. Chúng có lực hút mạnh đến mức không một loại vật chất nào có khả năng thoát ra khỏi trọng lực của các thiên thể này, kể cả ánh sáng - vật chất có tốc độ di chuyển nhanh nhất vũ trụ. Các nhà khoa học không thể quan sát trực tiếp hố đen mà dựa và bức xạ chúng phát ra để "quan sát" và xác định sự tồn tại của chúng. Hố đen được cho là tồn tại ở trung tâm tất cả các dải thiên hà, bao gồm cả Ngân hà của chúng ta. Kích thước của hố đen được cho là tỷ lệ thuận với kích thước của thiên hà đó: thiên hà càng lớn sẽ sở hữu hố đen càng to. Hố đen và lực hút kinh khủng của nó được coi là lực hút để "neo" các thiên thể khổng lồ (tương tự các trái đất "neo" mặt trăng hay các hành tinh quay quanh mặt trời).
 
Chuẩn tinh: là các thiên thể siêu sáng, có tốc độ dịch chuyển đỏ (một khái niệm trong vật lý có nghĩa là ánh sáng phát ra từ các vật thể đang chuyển động ra xa khỏi người quan sát sẽ trở nên đỏ hơn). Các chuẩn tinh trong giống như một ngôi sao bình thường nhưng thực tế ánh sáng của các thiên thể là là quầng sáo nằm xong quanh vùng nhân của các thiên hà.