Nhịp sống số

Nhân bản cả... photon từ những ảnh ảo?

Nhân bản cả... photon từ những ảnh ảo?
Môi trường chân không bao gồm nhiều loại hạt nguyên từ khác nhau dao động và các hạt ảo đã trở thành mối quan tâm của nhà khoa học Christopher Wilson. Làm việc cùng với đội ngũ của mình tại đại học công nghệ Chalmers, ông đã thành công trong việc tạo ra các hạt photon thực từ những hạt “ảo”. Theo khái niệm Layman, có nghĩa là họ tạo ra ánh sáng từ hư vô. Thực tế là ý tưởng này đã có từ năm 1970, nó là dự đoán của nhà vật lý học Gerald Moore, tuy nhiên mãi đến nay chúng ta mới lần đầu tiên quan sát được.
 

 
Hiệu ứng được gọi là Casimir, các hiệu ứng tĩnh casimir có thể được chứng minh bằng cách đặt hai tấm gường song song và gần nhau. Nếu khoảng trống mà nhỏ hơn độ dài bước sóng của hạt ảo thì bạn có thể nhìn thấy tấm gương đẩy nhau như các hạt ảo bị loại trừ. Và điều này đã được chứng minh.
 
Hiệu ứng Casimir động thì phức tạp hơn vì nó liên quan đến việc di chuyển giữa không gian gương với tốc độ tương đối. Với một tốc độ chậm thì các hạt ảo sẽ dễ dàng thích nghi và duy trì cho đến khi chúng biến mất. Ở tốc độ cao, các cặp bị chia ra và do vậy nó không thực sự biến mất, thay vào đó nó trở thành các hạt photon thực và tạo ra ánh sáng. Vấn đề cho đến bây giờ là làm sao cho tấm gương di chuyển đù nhanh để tạo ra hiệu ứng nghĩa là với tốc độ ánh sáng. Giáo sư Per Delsing cho hay, bới vì không thể làm cho tấm gương di chuyển đủ nhanh, chúng tôi đã tạo ra cách khác đó là thay đổi khoảng cách điện tử thành một vòng tròn ngắn mà có hoạt động như gương dành cho lò vi sóng. Một thiết bị siêu dẫn giao thoa đã được dùng với tên gọi SQUID để giúp thực hiện công việc. Thiết bị có khả năng tạo ra tốc độ bằng ¼ tốc độ ánh sáng.
 
Tuy các phát hiện không hẳn rõ ràng, nhưng nó được dự kiến sẽ là mối quan tâm đặc biệt cho những người trong lĩnh vực nghiên cứu thông tin lượng tử, trong đó bao gồm sự phát triển của máy tính lượng tử.
 
Tham khảo : gizmag