Nhịp sống số

Người ngoài hành tinh không thèm để ý đến Trái Đất?

“Có thể người là loài có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ, hoặc nhiều sinh vật thông minh cũng tồn tại trong vũ trụ song họ phớt lờ chúng ta”, nhà toán học Thomas Hair của Đại học Florida Gulf Coast (FGCU) tại Mỹ, phát biểu với Discovery.
 
Hair từng trình bày một nghiên cứu về khả năng tồn tại và tốc độ phát triển của những nền văn minh ngoài trái đất trong một hội nghị của Hiệp hội Toán học Mỹ hồi tháng 1. Theo ông, tuổi đời của trái đất gần đạt 5 tỷ năm và ngày nay chúng ta có thể phát hiện những hành tinh xung quanh các ngôi sao khác trong vũ trụ bằng kính thiên văn không gian Kepler. Nếu những dạng sống tồn tại trên những hành tinh có tuổi đời lớn nhất trong dải Ngân Hà từ hàng tỷ năm trước, chắc chắn họ đã có đủ thời gian để xây dựng nền văn minh có trình độ cao hơn chúng ta rất nhiều.
 

 
"Tôi tin chắc họ có đủ trình độ công nghệ để phát hiện sự sống trên hành tinh của chúng ta", Hair khẳng định.
 
Giả sử sinh vật ngoài hành tinh chế tạo phi thuyền trong 500 năm và phi thuyền của họ bay với tốc độ tương đương 1% vận tốc ánh sáng thì họ sẽ bay tới vì sao gần nhất trong 500 năm. Tổng thời gian để chế tạo phi thuyền và bay sang ngôi sao gần nhất là 1.000 năm. Với lịch sử phát triển hàng chục triệu năm, những nền văn minh sớm nhất có quá nhiều thời gian để tìm ra loài người trên địa cầu.
 
Họ không để ý tới chúng ta, hoặc họ đang quan sát chúng ta từ những hệ sao của họ”, Hair bình luận.
 
Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho việc sinh vật ngoài hành tinh không chú ý tới loài người. Một trong số đó là: Nhân loại không có những thứ mà họ cần.
 
Có lẽ mọi nền văn minh cổ xưa không được tạo nên bởi những sinh vật có đặc điểm sinh học. Vì thế những sinh vật đó không cần một nơi như trái đất. Họ không cần lấy nước của chúng ta. Nước là tài nguyên khá phổ biến bên ngoài hệ Mặt Trời, nơi lực hấp dẫn không quá lớn và sinh vật ngoài hành tinh có thể lấy bao nhiêu nước tuỳ thích”, Hair nói.
 
Một giả thuyết nữa mà Hair đề xuất là: Phi thuyền của các nền văn minh khác đã thám hiểm vũ trụ từ rất lâu, song những lộ trình của họ quá xa trái đất.
 
Nhà vật lý Woods Halley của Đại học Minnesota tại Mỹ, người vừa xuất bản một cuốn sách về khả năng tồn tại của sinh vật ngoài địa cầu, cho rằng loài người vẫn chưa biết mọi điều về quá trình phát triển của sự sống trên trái đất. Do lỗ hổng về kiến thức đó nên ngay cả khi sinh vật ngoài hành tinh đứng gần và nhìn con người, chúng ta cũng không nhận ra họ.
 
Theo xalo