Sức gió được đo bởi các nhà phi hành vũ trụ thông qua vệ tinh quan sát X-ray Chandra của NASA ở mức 20 triệu m/h (32 triệu km/h), bằng khoảng 3% tốc độ ánh sáng. Điều này đồng nghĩa với vận tốc này lớn gấp 10 lần sức gió đo được tại hố đen từ trước đến nay. Ashley King, người đứng đầu lĩnh vực nghiên cứu của đại học Michigan đã nói: “Sức gió ở vũ trụ mạnh gấp 5 lần lốc xoáy ở trái đất. Chúng tôi không nghĩ lại đo được sức gió mạnh cỡ này ở hố đen."
Hố đen sinh ra từ sự va chạm giữa các ngôi sao, được sinh ra khi các ngôi sao cỡ vô cùng lớn gấp 10 lần mặt trời của chúng ta va vào nhau. Hố đen sinh ra từ các vụ nổ cung cấp năng lượng cho các cơn gió siêu mạnh này được biết đến với cái tên IGR J17091-3624 hay IGR J17091. IGR J17091 là hệ thống các vì sao giống như các sao mặt trời bay xung quanh hố đen. Các hố đen này nằm ở trung tâm dải ngân hà cách trái đất 28.000 năm ánh sáng.
Sức gió của IGR J17091 tương đương với sức gió nhanh nhất được tạo ra bởi các hố đen kích cỡ vô cùng lớn hay nói ngắn gọn là lớn hơn các hố đen bình thường hàng triệu triệu hoặc tỷ tỷ lần. Hố đen kích cỡ siêu lớn hầu hết thường nằm ở trung tâm các dải ngân hà hoạt động, bao gồm cả dải ngân hà của chúng ta.
Nhà nghiên cứu Ashley King cho biết: “Chúng tôi không nghĩ có thể đo được sức gió mạnh đến như vậy ở một hố đen với kích cỡ như thế này”. Bên cạnh đó, Jon Miller, nhà đồng nghiên cứu tại viện Michigan cho biết: “Đây quả thực là một điều bất ngờ khi hố đen với kích cỡ này có thể tạo ra sức gió tương đương với sức gió ở các hố đen khổng lồ. Nói một cách khác hố đen này tạo ra sức gió vượt xa sức mong đợi”.
Thú vị hơn, khi nghiên cứu về gió đến từ dải khí ga bao quanh hố đen, kết quả cho thấy nó đẩy ra nhiều vật liệu vào vũ trụ hơn số lượng nó hút vào. King đã nói: “Theo như thuyết tương đối, hố đen sẽ hút tất cả các vật đến gần, theo tính toán của chúng tôi thì 95% các vật thể trong dải bao quanh IGR J17091 có thể đều bị đẩy ra bởi gió”.
Không giống như lốc xoáy ở trái đất, gió tạo ra từ IGR J17091 thổi theo nhiều hướng khác nhau. Trước đây, các phản lực đã từng được tạo ra bởi IGR J17091. Tuy nhiên, các nghiên cứu của đài quan sát ở Mexico cho thấy có một phản lực vô tuyến không được phát hiện khi gió siêu cấp thổi qua. Điều này đồng nghĩa với việc khi tìm hiểu các hố đen vũ trụ, gió siêu cấp có thể phá hủy phản lực, các nhà nghiên cứu cho biết.
Họ ước lượng vận tốc gió của IGR J17091 bằng cách sử dụng quang phổ Chandra năm 2011. Kết quả cho thấy trong 2 tháng trước đây, chưa từng có những cơn gió nào như vậy, có nghĩa là những hố đen có thể thi thoảng xuất hiện đợt gió siêu cấp. Các nhà thiên văn học nghĩ rằng, chính từ trường ở hố đen đã tạo ra gió và phản lực. Tính chất của từ trường và tỷ lệ vật thể bị hút vào hố đen sẽ quyết định cấp độ phản lực và gió được tạo ra.
Tham khảo: Space