Nhịp sống số

Liệu có thực sự hồi sinh được voi ma mút?

Khoảng 1 năm trở lại đây, cộng đồng khoa học thế giới dấy lên một niềm hi vọng lớn và việc có thể đưa loài vật "huyền thoại" voi ma mút trở lại thế giới hiện đại sau khi đã tuyệt chủng vào khoảng 4000 năm trước. Hôm qua, một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang triển khai một dự án được cho là đã rất gần trong việc đưa loài voi khổng lồ này trở lại thế giới: sử dụng công nghệ nhân bản vô tính để phục hồi loài vật này trong khoảng 5 năm tới. Vậy bản chất của dự án này là gì? Liệu nó có thể thành công hay không? Liệu chúng ta có thể được "ngắm" loài vật trong huyền thoại này trở lại không? Hãy cùng chúng tôi "xem qua" tính khả thi của dự án này.
 
Voi ma mút là loài như thế nào?
 
Voi ma mút là loài voi cổ đại đã bị tuyệt chủng cách đây khoảng 4500 năm, tên khoa học Mammuthus. Nó là một giống thuộc loài voi và có quan hệ họ hàng rất gần gũi với voi hiện đại. Đặc điểm đặc trưng của loài này là trông khá dữ dằn (với cặp ngà dài cong, bộ lông khá "ngầu"). Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người, voi ma mút, giống hầu hết các loài voi khác: là động vật ăn cỏ và được cho là khá hiền lành. Bộ lông của loài này đơn giản chỉ là cách thức nó giữ ấm cơ thể trong thời kỳ băng hà của trái đất.
 

 
Voi ma mút có kích thước khổng lồ. Một số con cao hơn 5 mét, nặng từ 6 đến 8 tấn, các biệt, những con đực đầu đàn còn có trọng lượng vượt qua 12 tấn. Theo các nhà khoa học, loài voi ma mút có kích thước trung bình tương đương loài voi châu Á hiện nay. Voi ma mút mang thai 22 tháng, thường chỉ sinh 1 con. Nguyên nhân tuyệt chủng của loài voi được cho là liên quan đến sự thay đổi khí hậu và cả "bàn tay" của con người.
 
Nhờ dáng vẻ của mình, voi ma mút đã trở thành một đề tài yêu thích của các bộ truyện, truyện tranh khi họ cần 1 con quái vật đe dọa con người (cổ đại). Cùng với khủng long, voi ma mút có lẽ là loài động vật đã tuyệt chủng được yêu thích nhất từ trước tới nay. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loài động vật này mỗi khi các bộ phim hay truyện có đề cập đến thế giới cổ đại.
 
Hồi sinh loài động vật huyền thoại này như thế nào?
 
Hiện các nhà khoc học thuộc viện nghiên cứu Kyoto Nhật Bản được cho là đã đi đến gần việc hồi sinh loài voi huyền thoại này bằng công nghệ nhân bản vô tính.
 
Cụ thể, với những DNA thu thập được từ những xác voi ma mút chết và được bảo vệ trong những tảng băng vĩnh cửu ở gần cực bắc của trái đất sẽ được dùng làm "tài liệu" để các nhà khoa học tạo ra một bào thai "ma mút con". Bào thai này sau đó sẽ được đặt vào tử cung của một con voi cái để phát triển. Sau 22 tháng, nếu mọi chuyện diễn ra hoàn hảo, một chút voi ma mút con sẽ chính thức chào đời và chúng ta sẽ được chứng kiến loài động vật huyền thoại này bằng xương bằng thịt. Thậm chí, nếu mọi chuyện tốt đẹp, chúng ta có cơ hội phục hội được hoàn toàn loài vật này và tạo ra không chỉ một cá thể đơn lẻ.
 

 
Nói chung, nếu nói lý thuyết, mọi chuyện khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần tạo ra một đoạn DNA bằng cách sắp xếp chính xác các nucleotit theo "bản mẫu" có sẵn được lấy từ các phiên bản được bảo quản trong băng vĩnh cửu từ khoảng 5000 năm trước, đưa chúng vào bào thai và chờ đợi. Đây cũng là cách mà chính các nhà khoa học này đã thành công trong việc nhân bản vô tính chuột cách đây vài năm.
 
Khả năng thành công
 
Có lẽ không phải vô cớ mà các nhà khoa học Nhật Bản tự tin tuyên bố có khả năng thành công trong khoảng 5 năm tới. Thực ra, vào năm 2008, một nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc tái tạo một chú chuột từ những tế bào được bảo quản 16 năm trong tình trạng tương tự và dự kiến, phương pháp này sẽ được sử dụng lại trong nỗ lực tái tạo voi ma mút.
 
Về cơ bản, hai trường hợp này có khá nhiều điểm giống nhau: cách thức các đoạn mã di truyền DNA được bảo quản (trong băng, nhiệt độ cực thấp). Điều này giúp bảo quản gần như nguyên vẹn các thông tin di truyền của loài. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có gần như đầy đủ cấu trúc DNA của loài voi cổ ddaijnafy. Đây là điểm quan trọng nhất khiến chúng ta tin vào việc các nhà khoa học có thể thành công trong nỗ lực trưởng như chỉ có trong truyền thuyết. Thực tế, cho đến nay các nhà khoa học đã vẽ thành công khoảng 75% bản đồ gen của loài voi ma mút.
 
Một điểm cơ bản nữa giúp khả năng thành công lớn là loài voi ma mút mới tuyệt chủng cách đây không lâu (khoảng 5000 năm) và hậu duệ của chúng: voi hiện đại vẫn còn sống nhiều trên thế giới. Trong 5000 năm, các đặc điểm cơ bản của loài vẫn còn đặc bảo tồn rất nhiều, theo các nhà khoa học, voi hiện đại và voi ma mút có cấu tạo cơ thể giống nhau gần như tuyệt đối kể cả về kích thước (voi châu Á). Điều này khiến cho việc "nuôi dương" bào thai dễ dàng hơn rất nhiều. Đó là còn chưa kể chúng ta có những hiểu biết chi tiết về cách thức sinh sản của cả hai loài. Giả sử bây giờ có đưa ra một miếng thịt khủng long còn tươi nguyên với đầy đủ thông tin di truyền, chúng ta cũng khó lòng mà khôi phục loài này bởi kiến thức về cách thức sinh sản của loài này còn rất hạn chế chưa kể việc tìm cá thể "mang thai" hoặc trứng là cực kỳ khó khăn.
 

 
Ngoài mặt kỹ thuật, một thuận lợi nữa dành cho các nhà khoa học Nhật Bản là sự hợp tác của một viên nghiên cứu ở Nga đồng ý cung cấp mẫu vật để sử dụng. Phải biết rằng việc có được một "miếng thịt đóng đá" rộng khoảng 3 cm2 của loài vật này là điều không hề dễ dàng.
 
Còn nhiều khó khăn
 
Thuận lợi có và rõ ràng nhưng không có nghĩa là chúng ta chắc chắn sẽ thành công bởi lẽ bên cạnh đó còn quá nhiều rào cản khó vượt qua và tất nhiên, việc khôi phục loài voi ma mút khó hơn khôi phục chuột rất rất nhiều lần.
 
Đầu tiên là về cá thể mẹ. Việc tìm một con chuột mang thai là rất dễ dàng nếu không muốn nói là hầu như không có khó khăn gì, chết con này, có con khác thay thế cực kỳ dễ dàng. Tuy nhiên, việc lấy voi châu Á hoặc châu Phi làm cơ thể mẹ lại hoàn toàn là chuyện khác, họ sẽ phải nghiên cứu rất kỹ trước khi tiến hành bởi việc tìm một cá thể voi đủ điều kiện và được phép sử dụng chắc chắn khó hơn rất nhiều việc tìm một con chuột. Đó là còn chưa xét đến sự khác biệt giữa cơ thể và cơ chế mang thai của hai loài: chắc chắn, các nhà hoa học sẽ không tận dụng hết được các yếu tố từ thành công của chuột cho việc tái tạo voi ma mút.
 
Thứ hai, dù rất giống nhau nhưng chúng ta chắc chắn ai cũng hiểu là sẽ có những điểm khác biệt giữa voi hiện đại và voi ma mút. Thậm chí, trong các thí nghiệm nhân bản vô tính, cơ thể mẹ (dù cùng loài) cũng có thể đào thải và không chấp nhận bào thai được cấy ghép. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn khi sử dụng loài khác như trong thí nghiệm này.
 
Cuối cùng, dù được bảo quản "gần như hoàn hảo" nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ có được đầy đủ và chắc chắn chính xác thông tin di truyền của loài động vật này. Lượng mẫu vật có lẽ không đủ lớn và phổ biến để kiểm tra, đối chiếu chính xác. Và cũng chẳng con voi ma mút nào còn sống để chúng ta đối chiếu xem liệu chúng ta có thể thực sự thành công. Chưa kể, liệu có chắc chắn nó sẽ thích nghi được với điều kiện thời tiết hiện tại hay không?
 
Kết
 
Cần phải thật sự lạc quan mới có thể tin rằng các nhà khoa học có thể thành công trong việc đưa voi ma mút trở lại thế giới hiện đại. Nếu thành công, biết đâu, một số loài vật đã tuyệt chủng như tê giác một sừng của Việt Nam sẽ có cơ hội trở lại.
 
Tham khảo: Gizmodo, io9,Discovery