Giới phân tích tài chính thường xoay quanh mấy con số về doanh thu, lợi nhuận biên, lãi trên từng cổ phiếu (EPS) … Họ lập ra đồ thị tăng trưởng hàng năm, hàng quý, thậm chí hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ của các công ty rồi bắt đầu dùng quả cầu phép (crystal ball) của riêng từng người, mường tượng về một tương lai cho các công ty ấy. Phố Wall từng dự báo Intel và AMD sẽ có một quý kinh doanh không tốt. Song bất ngờ thay, cả 2 đại gia x86 đã khiến cho thị trường ngã ngửa khi công bố kết quả Q1 2011 vừa qua của từng hãng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nghe thuyền trưởng con tàu x86 màu thiên thanh, Paul Otellini, kể chuyện về cách Intel đã làm sao đánh bật phố Wall, cũng như một số dự định khác của Intel để giúp con tàu tiếp tục rẽ sóng tiến về phía trước. Buổi phỏng vấn do Eric Savitz, phóng viên tạp chí Forbes thực hiện.
<>Mục lục bài viết
- Dẫn đề
- PC – Ổ bánh cũ
- “Thần nhãn”
- Cơ hội
- Thử thách
- Thành trì cho x86
- Các vụ mua bán
- Kẻ kế nhiệm
Dẫn đề
Khi kinh tế thế giới suy sụp vào cuối 2008, ngành công nghiệp PC với hạt nhân là chip x86 cũng bị đi xuống không ít. Rồi qua 2009 và đỉnh điểm là 2010, smartphone lẫn tablet nền ARM nổi lên như làn sóng điện toán mới. Có rất nhiều đồn đoán công nghiệp rằng Intel sẽ gặp khó khăn và thậm chí là ARM có thể thay thế cả x86 (sự cường điệu quá mức). Tổng kết lại là phố Wall cho rằng Q1 vừa qua, mức tăng trưởng của phân khúc PC sẽ chỉ dừng lại ở 1 con số <>(< 10%).
Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại, Intel không chỉ tăng trưởng dương <>(+), mà còn dương ở mức 2 con số <>(> 9%). Doanh thu Q1 2011 của Intel tăng 12% so với cuối 2010. Ai bảo rằng PC sẽ “ngỏm” nào ?
Lại nói về Otellini. Ông lên chức thuyền trưởng Intel vào 2006, lúc doanh thu cả năm của hãng này đạt 35 tỷ USD. Sau 6 năm lèo lái, con tàu này có thể cất được mẻ cá tới 50 tỷ USD cho toàn 2011. Mức cổ tức dành cho các cổ đông đã tăng 80% còn hệ số lợi nhuận biên tăng 14%. Một CEO giỏi, phải không ?
Hãy bắt đầu hỏi & đáp.