<>>
Cùng với những phân tích, đánh giá về thực trạng công nghiệp công nghệ thông tin Việt nam nhìn từ những góc độ khác nhau, hội thảo khoa học này cũng đưa ra một số câu hỏi đối với các nhà công nghệ và các doanh nghiệp Việt Nam:
- Ngành kinh tế tri thức nào cho Việt Nam?
- Hướng nào cho Công nghiệp CNTT Việt Nam?
- Ai dùng phần mềm đóng gói Việt Nam?
- Cơ hội nào cho các sản phẩm Made inVietnamtrên thị trường thế giới?
- R&D nên tập trung vào những vấn đề gì?
- Chuyển giao kết quả R&D thế nào?
- Các nhà khoa học và doanh nghiệp của chúng ta có hợp tác thực sự được không?...
Đối với thế giới, nội dung số đang phát triển rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực: viễn thông, tài chính ngân hàng, xuất bản, giáo dục, y tế, văn hóa, điện ảnh, giải trí…Các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp CNTT Việt Namcần làm gì để không bị tụt hậu trong xu thế phát triển đó?
Trong số các báo cáo, bản tham luận của Viettel khá nổi bật với việc chỉ rõ sức ép từ doanh thu ở thị trường ViệtNam, mức tăng trưởng doanh thu đang giảm dần do thị trường đang tiến tới bão hòa. Cùng với việc phát triển kinh doanh ra các nước trên thế giới, Viettel cũng xác định rằng “Khi nguồn sống chủ yếu của viễn thông bắt đầu bị giới hạn thì Viettel phải bắt đầu đi tìm nguồn sống mới trước kh quá muộn” và “R&D là bắt buộc và mang tính sống còn nếu muốn tiếp tục phát triển trên thị trường trong và ngoài nước”. Năm 2011, Viettel đã dành 10% lợi nhuận trước thuế, tức khoảng 1500 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu phát triển, nhiều thỏa thuận hợp tác đã được ký kết với các cơ sở nghiên cứu.
Các nội dung thảo luận khác như: vấn đề dịch thuật, ứng dụng trong cải thiện giao thông thành phố, điện toán đám mây, số hóa các văn bản… cũng là những chủ đề đang được quan tâm. Các tham luận và câu hỏi đã gợi mở một số hướng đi cho công nghiệp nội dung số Việt Nam.
<>Quý Minh>