Nhịp sống số

Hệ thống phát hiện lừa đảo qua điện thoại

Hệ thống phát hiện lừa đảo qua điện thoại
style="TEXT-ALIGN: justify">
Gã khổng lồ ngành công nghệ của Nhật là Fujitsu tuyên bố họ đã phát triển một hệ thống giúp xác định xem người dùng có phải là mục tiêu của lừa đảo qua điện thoại hay không.


Hãng Fujitsu đã làm việc cùng với đại học Nagoya nằm ở trung tâm của Nhật Bản để kết hợp hai công nghệ của hai hãng nhằm đưa đến khả năng phát hiện ai đó đang bị mồi chài. Công nghệ đầu tiên là một phần mềm phân tích âm thanh dựa trên âm lượng và cao độ thay đổi của giọng nói người nghe để phát hiện ra xem họ có dấu hiệu bị áp lực qua cuộc nói chuyện trên điện thoại di động hay không. 

Công nghệ thứ hai sử dụng nhận dạng giọng nói để phân tích giọng nói của người đối thoại ở đầu dây bên kia. Nó sẽ đếm số lần xuất hiện của những cụm từ nhạy cảm và thường được sử dụng trong những cuộc nói chuyện lừa đảo qua điện thoại như " món nợ”(debt) hay “trả nợ” (repayment) theo một danh sách được cung cấp bởi Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, một nơi đào tạo các sĩ quan cảnh sát cao cấp.
  
Hai công nghệ này sẽ kết hợp với nhau để xác định xem cuộc hội thoại có vấn đề hay không. Fujitsu cho biết hãng sẽ thực hiện các cuộc thử nghiệm tại ở học viện cảnh sát và một ngân hàng lớn ở Nagoya bằng cách sử dụng những đoạn hội thoại lừa đảo qua điện thoại đã được thu lại trước đó. Song song với việc này hãng cũng đang tạo ra một hệ thống để sử dụng trên điện thoại di động nhằm cảnh báo người bị hại.



Hoạt động lừa đảo qua điện thoại di động đặc biệt là đối với các đối tượng là người cao tuổi đang trở thành một vấn đề xã hội lớn ở Nhật Bản. Một hình thức lừa đảo phổ biến là kẻ phạm tội thường giả danh thân nhân của người bị hại cố gắng thuyết phục họ rằng chúng đang gặp rắc rối và cần một khoản tiền nhất định để giải quyết công việc.
 
 
Cánh sát quốc tế của Nhật Bản cho biết năm ngoái đã có khoảng 110 triệu USD bị đánh cắp thông qua qua những hình thức lừa đảo dạng này. Rất nhiều ngân hàng đã đăng những cảnh báo của mình trên hệ thống ATM của họ để khuyến cáo người dùng suy nghĩ thật kỹ trước khi rút tiền hoặc chuyển khoản trong những trường hợp không chắc chắn.

Trong khi những hệ thống phát hiện lừa đảo tương tự còn đang cố gắng vượt qua các vấn đề về bảo mật thì việc phát hiện tội phạm bằng cách sử dụng giọng nói của nạn nhân là một bước tiến mới. Các máy phát hiện nói dối truyền thống đều nhắm tới kẻ nói dối bằng cách đánh giá các đặc điểm thể chất như hơi thở, nhịp tim, huyết áp và các phản ứng điện nhiệt (độ ẩm da hoặc mồ hôi) để xác định sự thay đổi về mức độ căng thẳng của chúng trong khi công nghệ này lại hướng tới việc phân tích nạn nhân.

Fujitsu và đại học Nagoya đã tuyên bố nghiên cứu này vào tháng 11 năm 2009 với sự hỗ trợ của một cơ quan chính phủ. Đây là một tổ chức luôn ủng hộ các nghiên cứu khoa học có tính khả thi cao.

Tham khảo: PcWorld