Nhịp sống số

Hành tinh khổng lồ có điều kiện thiên nhiên giống Trái đất

Hành tinh khổng lồ có điều kiện thiên nhiên giống Trái đất
Quá trình chinh phục vũ trụ đang tiến dần từng bước chậm rãi với việc khám phá ra nhiều hành tinh mới lạ, những hệ mặt trời mới. Các nhà thiên văn học chỉ dự tính khám phá ra một vài hành tinh, thế nhưng đến bây giờ chúng ta đã biết đến hơn 200 hành tinh các loại. Thậm chí cả hành tinh có 2 đến 3 ngôi sao quanh quay nó vừa mới được phát hiện vào tháng 9 năm ngoái. Những điều bất ngờ mở ra hy vọng cho việc tìm kiếm hành tinh có sự sống.
 
Các nhà thiên văn học thuộc viện Carnegie Washington và trường đại học California vừa mới công bố khám phá mới nhất của mình trên tạp chí thiên văn Juornal Letters. Hành tinh này quay xung quanh một mặt trời trong hệ thống 3 ngôi sao và các ngôi sao trong hệ thống cấu thành từ các nguyên tố nặng. Giả thuyết cho rằng các ngôi sao như vậy sẽ không định hình nên các hành tinh, do vậy nếu may mắn thì sẽ có rất nhiều hành tinh hơn chúng ta mong đợi trong dải ngân hà.
 

 
Hành tinh mới được đánh ký hiệu GJ667Cc, lớn gấp 4,5 lần Trái đất, có thể gọi là một siêu Trái đất và nó vẫn còn khá nhỏ nếu tính theo tiêu chuẩn hành tinh ngoại cỡ. Nghiên cứu cho rằng GJ667Cc được cấu tạo từ đá giống Trái đất hơn là khí, quỹ đạo của nó quay xung quanh một ngôi sao trong thời gian 28 ngày vì vậy nếu có nước tồn tại thì nước sẽ tồn tại dưới dạng lỏng. Hành tinh này thuộc dạng hành tinh M-drawf với kích thước và độ sáng hạn chế, nhà nghiên cứu Steve Vogt tin tưởng rằng đây là một trường hợp rõ ràng. Cùng với Buler tác giả người Đức của Guilem Anglada- Escude và nhiều nhà nghiên cứu khác, Vogt đã kết hợp dữ liệu lấy từ 3 kính thiên văn khác nhau và khám phá ra hành tinh trên.
 
Điều thú vị ở GJ667Cc không chỉ là một “siêu trái đất” nằm trong vùng sao mà còn nằm trong một hệ mặt trời nơi mà theo lý thuyết thì hành tinh không thể tồn tại. Phần lớn các hành tinh ngoại cỡ được phát hiện cho tới nay đều nhờ vào tàu không gian Kepler, nhưng nó cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng - rất khó khăn để nghiên cứu. GJ667Cc tuy không thể nhìn được trực tiếp nhưng nó chỉ cách chúng ta 22 năm ánh sáng và với tương lai của công nghệ hiện đại và tàu vũ trụ tiên tiến thì trong tương lai gần chúng ta sẽ có hy vọng khám phá ra một sự sống mới trong vũ trụ.
 
Tham khảo: .time