Nhịp sống số

Google và mưu đồ bá chủ?

style="TEXT-ALIGN: justify">Theo kế hoạch thì thương vụ đình đám này sẽ được diễn ra theo nhiều bước, hiện tại thì Google đang chuẩn bị những bước cuối cùng để hoàn toàn sở hữu được ông tổ của ngành di động này.


 
Có thể coi động thái này của Google là một bàn đạp cho những chiến lược của hãng sắp tới đây bởi gã khổng lồ tìm kiếm này chắc chắn sẽ không chỉ nói rồi để đó. Sở hữu Motorola, Google sẽ có nhiều lợi thế trong cuộc ân oán với Apple.


 
 


Trưởng bộ phận Android của Google là Andy Rubin đã lên tiếng trấn an các đối tác rằng Motorola đơn giản chỉ là một đối tác thân thiết của Google mà thôi và mối quan hệ này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới những đối tác khác của hãng. Thế nhưng điều đó là chưa đủ để Google có thể lấy lại được niềm tin của họ. Những Samsung, HTC, LG... vẫn đang cố gắng tìm cách để bớt phụ thuộc hơn vào Android bởi không quá khó để những nhà sản xuất này nhận ra một sự thật. Rằng Google đang dần dần biến mình trở thành một nhà phát triển đầu cuối như kiểu của Apple. Tuy đã làm mất lòng phần lớn đối tác của mình nhưng rõ ràng là Google vẫn rất có lý khi theo đuổi chiến lược này, nó có thể giúp giải quyết rất nhiều rắc rối đang gặp phải của Android.
 


1. Hạn chế phân mảnh


 
Qua mỗi phiên bản cập nhật Android của Google, các nhà sản xuất điện thoại đều có hai lựa chọn nâng cấp hoặc không nâng cấp cho điện thoại của mình. Tuy Google và các hãng sản xuất đối tác đã ký kết một thỏa thuận phải nâng cấp điện thoại của mình lên phiên bản Android mới hơn trong vòng 18 tháng nhưng thực sự thì cam kết này chỉ là trên giấy tờ. Chính vì lý do này mà các nhà phát triển ứng dụng vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các ứng dụng có thể hoạt động được trên hầu hết các thiết bị.


 
 


Thế nhưng Android đâu chỉ có phân mảnh phần mềm, phần cứng cũng là một nỗi lo của hệ điều hành này: Có vô số các thiết bị di động sử dụng Android với các cấu hình khác nhau thế nên việc đảm bảo các ứng dụng có thể hoạt động trơn tru trên các thiết bị này là khó hơn lên trời. Và những hệ quả bắt đầu được nảy sinh từ các rắc rối này: Đã có rất nhiều nhà phát triển game trên Android rời bỏ nền tảng này do không thể đảm bảo được lợi nhuận và chi phí phát triển cho tất cả các mức cấu hình. Mua lại Motorola, Google đang tạo một bước đà tâm lý để thống nhất phần cứng và phần mềm của Android  và hứa hẹn sẽ hạn chế được sự phân mảnh của Android.



2. Đẩy mạnh các công nghệ mới
 


Google Wallet đang được cho là sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong thương mại bằng cách cung cấp cho người dùng giải pháp thanh toán qua điện thoại. Với một chiếc điện thoại riêng của riêng mình Google sẽ có nhiều cơ hội hơn để ứng dụng những công nghệ mới của hãng trong các sản phẩm smartphone.


 
 


3. Kiếm nhiều hơn từ tìm kiếm di động
 


Tìm kiếm trên di động là một thị trường tìm kiếm rất tiềm năng nhưng doanh thu của nó vẫn chưa là gì so với tìm kiếm trên máy tính. Google có thể đẩy mạnh phân khúc tìm kiếm di dộng phát triển mạnh hơn bằng cách cung cấp dịch vụ tìm kiếm dựa trên vị trí hiện tại. Nhưng để dịch vụ này có thể thành công, một trong những yếu tố cần và đủ là phải có nhiều thiết bị điện thoại hỗ trợ công nghệ này. Với Motorola, Google sẽ có thể nhanh chóng ứng dụng công nghệ này nhanh hơn nhằm khai thác tối đa thị trường tìm kiếm trên các thiết bị di động.
 


 

4. Đẩy các nhà mạng vào thế yếu


 
Ngay cả khi tất cả các nhà sản xuất phần cứng của Android đều hỗ trợ dịch vụ của Google thì hãng này vẫn vấp phải một khó khăn khác đến từ các nhà mạng khi họ không đồng ý hỗ trợ cho Google. Chính vì lý do này mà Google thường phải trả thêm một mức phần trăm lợi nhuận cho các nhà mạng này để họ ứng dụng dịch vụ của hãng. Nhưng tình thế nay đã khác, kết hợp với Motorola, bộ đôi Google-Motorola có thể tạo ra những thiết bị với tính năng phần cứng độc nhất vô nhị và từ đó các nhà mạng sẽ phải xuống nước với Google để được làm đối tác của hãng.

 



 

5. Tăng cường cho Tablet

 

Một trong những lý do mà những chiếc điện thoại Android thành công là bởi vì các nhà mạng không có nhiều tùy chọn khác để thay thế cho iPhone, do đó họ thường chọn những chiếc điện thoại Android để cung cấp cho người sử dụng. Tuy với smartphone là vậy nhưng với tablet lại là một chuyện hoàn toàn khác, các nhà mạng không có nhiều ảnh hưởng đối với dòng sản phẩm này. Thực tế đã chứng minh rằng tablet Android thua kém rất nhiều so với iPad của Apple. Có trong tay Motorola, Google sẽ có nhiều cơ hội trong việc tạo ra các sản phẩm tablet tối ưu hóa cho Android nhằm cạnh tranh tốt hơn với iPad.

 


 
 
Theo genk.vn