Nhịp sống số

Google đang dần loại bỏ thẻ nhớ SD trong các sản phẩm của mình?

Vừa qua, khi nghe tin Galaxy Nexus sẽ không hỗ trợ chế độ USB Mass Storage do không có khe cắm thẻ SD, chúng ta mới bắt đầu thắc mắc rằng tại sao gần đây Google dường như đang dần loại bỏ khe cắm thẻ SD trong các sản phẩm Android cao cấp của mình.

Dù không có thông tin chính thức nào về việc này, nhưng chúng ta có thể dự đoán rằng chiến lược của Google có liên quan đến khe cắm thẻ nhớ SD. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng Google đang trong quá trình dần loại bỏ thẻ nhớ SD.

<>Cuộc cách mạng phần cứng Android</>

Hệ điều hành Android đã giành được thị phần cho riêng mình dựa trên 2 điều: khả năng tùy biến và giá thành. Trong những ngày đầu của Android, một vấn đề lớn cần quan tâm là việc giảm giá thành điện thoại để có thể cạnh tranh được trong thị trường smartphone hiện đại đang bùng nổ này với sự thống trị của iPhone. Và một cách đơn giản để hạ giá smartphone Android là hạn chế dung lượng bộ nhớ trong và sử dụng thẻ SD làm bộ nhớ ngoài. Điều này góp phần hạ giá thành chi phí sản xuất khi chuyển một phần giá thành qua cho người tiêu dùng (phải tự mua thẻ SD). Điều này cho phép có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, bởi người sử dụng có thể lựa chọn dung lượng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

 

Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào thẻ nhớ SD đã nhanh chóng trở thành một thành phần không thể thiếu trong điện thoại thông minh Android. Các ứng dụng không được quá lớn bởi hạn chế dung lượng bộ nhớ trong của điện thoại, và bản thân hệ điều hành Android cũng không thể gia tăng dung lượng lưu trữ. Vì vậy, để giải quyết trường hợp này, Google đã tung ra ứng dụng Apps2SD, cho phép người dùng có thể đưa các ứng dụng của mình lên thẻ SD và có thể hoạt động tại đó. Tuy nhiên, tính năng này vẫn có những rắc rối, mặc dù chỉ cần viết thêm một dòng code mới để các ứng dụng có thể hoạt động trên thẻ SD, các nhà phát triển ứng dụng vẫn chậm chạp trong việc cập nhật cho các ứng dụng của mình.

<>Những hạn chế của thẻ SD</>

Chúng ta có thể nói rằng thẻ nhớ SD chỉ là một giải pháp tạm thời bởi những rắc rối về sử dụng các ứng dụng và khả năng tương thích của hệ điều hành, bên cạnh đó nó còn có những hạn chế vốn có. Nó không phải là giải pháp hoàn hảo vì việc chạy ứng dụng từ thẻ SD dẫn đến một số hậu quả: các ứng dụng cài đặt trên thẻ nhớ SD không thể tự động được tải khi thiết bị khởi động lại.

Một hạn chế lớn nữa là những ứng dụng widget trên thẻ SD sẽ không hoạt động. Để các widget này hoạt động, bắt buộc phải cài đặt các ứng dụng này trên bộ nhớ trong. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng chiếm nhiều dung lượng như Google+, người dùng phải luôn quyết định xem liệu có nên chấp nhận để các widget này chiếm thêm một lượng không gian bộ nhớ hay không, vì thế họ có thể sử dụng không sử dụng các tính năng nay. Điều này thực sự khiến Google không hài lòng, bởi vì các widget là một trong những tính năng cực kì quan trọng khiến Android khác biệt với các đối thủ khác.

<>Những khó khăn ngăn trở Google</>

Google thực sự không muốn Android bị các giới hạn trên. Google muốn người sử dụng có thể sử dụng tất cả các ứng với độ tương thích hoàn toàn. Vì thế, Google đã bắt đầu buộc các sản xuất chấp nhận bộ nhớ trong lớn hơn bằng việc cung cấp bộ nhớ trong với dung lượng 16 GB vào các dòng diện thoại cao cấp và Nexus S là chiếc điện thoại đầu tiên trong chiến dịch này. Tiếp đến là các sản phẩm hàng đầu khác như Motorola Xoom và Galaxy Nexus đều không hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ SD mà chỉ có bộ nhớ trong lớn.

Việc hỗ nhớ bộ nhớ với dung lượng lớn giúp cho các ứng dụng và widget hoạt động trơn tru hơn, thiết bị chạy nhanh hơn và loại bỏ được những giới hạn lưu trữ trong việc cập nhật hệ điều hành. Tuy nhiên, cũng chẳng có lí do gì khiến bộ nhớ trong với dung lượng lớn hơn sẽ loại bỏ khe cắm thẻ nhớ SD. Việc sử dụng bộ nhớ trong mở rộng thường dẫn đến việc sẽ truy cập vào các file hệ thống có thể gây lỗi phần mềm khi chỉnh sửa chúng. Bản thân iPhone cũng chỉ sử dụng bộ nhớ trong bởi họ đã có giải pháp cho trường hợp này: chỉ cho phép người sử dụng thêm hoặc xóa dữ liệu thông qua iTunes. Trong khi đó, Goole vẫn chưa có giải pháp đồng bộ nào như thế.

<>Goole cần làm gì trước tiên</>

Rovio đã từng tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ đồng bộ cho Angry Birds vào mùa hè này, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Kể cả có đi chăng nữa việc mỗi nhà ứng dụng tự tạo dịch vụ đồng bộ cho riêng mình là điều không nên. Google có lẽ chỉ muốn loại bỏ thẻ nhớ SD để bảo đảm các ứng dụng có thể tương thích hoàn toàn trong Android. Nhưng trước tiên, Google cần có một lựa chọn đồng bộ hoàn hảo hơn.

Mặc dù thẻ SD có nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, đối với thực tế hiện nay, việc mở rộng dung lượng bộ nhớ trở nên không thật sự cần thiết nữa bởi sự ra đời của các dịch vụ điện toán đám mây. Google có một loạt các dịch vụ điện toán đám mây, và hầu hết chúng giúp bạn giảm bớt dung lượng lưu trữ trên thiết bị của bạn. Bạn có thể lưu trữ nhạc trên dịch vụ Google Music mới, tài liệu trên Google Docs, hình ảnh trên Picasa, và video trên Youtube. Vì thế, hầu hết người dùng sẽ không cần hơn 16GB dung lượng bộ nhớ cho thiết bị của mình.

Dù hầu hết các dữ liệu có thể đồng bộ đến đám mây, tuy nhiên vẫn có những dữ liệu của ứng dụng cần để lại. Chẳng hạn như vào chơi lại game Cut the Rope, có lẽ chúng ta sẽ chẳng hứng thú gì với viễn cảnh mất hết dữ liệu tiến trình mình đang chơi trong game. Thật không may là Google chưa thực sự có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này.

<>Kết luận</>

Việc thúc đẩy mở rộng dung lượng bộ nhớ trong cho các thiết bị Android là một ý tưởng tốt của Google. Dung lượng lớn hơn giúp loại bỏ những hạn chế dung lượng và sự thất thường trong quá trình sử dụng Apps2SD. Điều này còn giúp cho thiết bị cũ hơn giảm bớt thời gian chờ đợi cập nhật hệ điều hành. Google cũng nhận thấy việc mở rộng bộ nhớ và thẻ nhớ SD trở nên không thực sự cần thiết bởi sự ra đời của điện toán đám mây. Tuy nhiên, có lẽ trước tiên Google cần phải tạo ra một giải pháp đồng bộ các ứng dụng và truyền tải dữ liệu đến các thiết bị mới tốt hơn. Mặt khác, ý tưởng trên của Google có lẽ chỉ thích hợp đối với các dòng sản phẩm hướng tới đại bộ phận người tiêu dùng bình thường. Google có lẽ cần phải quan tâm đến phản ứng của người dùng nâng cao trong trường hợp này.

Theo Phonearena