Nhịp sống số

Dưỡng khí tồn tại trên vệ tinh của sao Thổ

Dưỡng khí tồn tại trên vệ tinh của sao Thổ Một phi thuyền của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện sự khí oxy xung quanh Dione, một vệ tinh của sao Thổ.
 
BBC đưa tin các thiết bị của Cassini, phi thuyền bay gần vệ tinh Dione từ hai năm trước, ghi nhận sự tồn tại của một lớp oxy mỏng xung quanh nó. Mặc dù lớp oxy rất mỏng, đây vẫn là phát hiện quan trọng bởi nó cho thấy một quá trình tạo oxy đang diễn ra xung quanh sao Mộc và sao Thổ - hai hành tinh khổng lồ trong Thái Dương Hệ. Có vẻ như những hạt mang điện tích từ các vành đai bức xạ của hai hành tinh liên tục bắn phá băng trên bề mặt của Dione. Quá trình bắn phá biến phân tử nước trong băng thành khí oxy và hydro.
 
 
Giáo sư Andrew Coates, một nhà nghiên cứu của trường University College London và làm việc cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu, nói rằng Dione không có nước ở dạng lỏng nên không thể nuôi dưỡng sinh vật sống.

 
Giới khoa học dự đoán Enceladus, một vệ tinh khác của sao Mộc, và ba vệ tinh của sao Thổ là Europa, Callisto và Ganymede có đại dương ngầm bên dưới bề mặt của chúng. Họ cũng cho rằng những vệ tinh ấy đều có khí oxy.
 
“Những vệ tinh đó là nơi mà chúng ta nên quan sát kỹ hơn để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống”, Coates nói.
 
Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, cũng là nơi đáng quan tâm. Bầu không khí chứa nitơ và metan của Titan giống hệt bầu khí quyển của địa cầu thuở sơ khai.
 
“Rất có thể một bầu khí quyển giống khí quyển trái đất sẽ xuất hiện khi vùng không gian bên ngoài hệ Mặt Trời trở lên ấm hơn”, Coates dự đoán.

Theo Ct