Nhịp sống số

Đưa giun vào vũ trụ để nghiên cứu khả năng sống sót của con người

Đưa giun vào vũ trụ để nghiên cứu khả năng sống sót của con người
id="post_message_12351934">
Đưa giun vào vũ trụ để nghiên cứu khả năng sống sót của con người

Kể từ khi thể loại phim khoa học viễn tưởng ra đời, chúng ta đã mơ đến viễn cảnh một ngày nào đấy loài người sẽ đi vào vũ trụ và đến những hành tinh, những thế giới khác. Tuy nhiên, ngoài giới hạn về công nghệ, còn có một dấu hỏi lớn về sinh học cần được trả lời nếu muốn thực hiện tham vọng táo bạo ấy, đó là liệu con người có thể sống sót và duy trì nòi giống lâu dài trong môi trường vũ trụ được hay không? Chính vì thế, các nhà khoa học thuộc NASA đã đưa những con giun có tên Caenorhadbitis elegans (C elegans) vào không gian để nghiên cứu khả năng tồn tại của con người.

4.000 con giun C elegans đã có mặt trên trạm không gian quốc tế ISS từ tháng 12 năm 2006. Lý do những con giun được chọn làm đối tượng thí nghiệm trong nghiên cứu này là bởi chúng có các đặc tính về gien rất giống với con người. Các nhà khoa học thuộc dự án của NASA cho biết loài giun này có thể sản sinh và phát triển từ trứng lên thành cá thể trưởng thành trong không gian, tương tự như ở môi trường trái đất. Những con giun C elegans đã sống sót trên quỹ đạo trái đất qua 12 thế hệ, và vừa được đưa về trái đất trên một trong những chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi.

"Có khá nhiều nhà khoa học đồng ý với ý kiến rằng chúng ta có thể sống và định cư ở những hành tinh khác. Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng sự thật là nếu loài người muốn tránh khỏi quy luật tuyệt chủng của tự nhiên, chúng ta phải tìm ra cách để tồn tại ở những hành tinh khác", dẫn lời giáo sư Nathaniel Szewczyk. "Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng nhiều biến đổi về sinh học xảy ra trên những chuyến bay ra ngoài không gian có những tác động tương tự lên phi hành gia và giun. Đến thời điểm này, chúng tôi có thể cho các bạn thấy là loài giun có khả năng phát triển và sản sinh trong không gian đủ lâu để bay đến một hành tinh khác, và hơn nữa là chúng ta có thể theo dõi sức khoẻ của chúng từ xa".

C elegans chứng tỏ hiệu quả kinh tế rất cao khi được sử dụng trong nghiên cứu này, nhằm chỉ ra những ảnh hưởng có thể xảy ra trong các chuyến du hành dài ngày, bao gồm khả năng tổn hại do bức xạ, và sự suy giảm về khung xương và cơ do trạng thái thiếu trọng lực. Giun là sinh vật hữu cơ đầu tiên có cấu trúc gien được mô tả một cách hoàn chỉnh, trong đó 20.000 gen của giun có chức năng tương tự như gien loài người. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trong bản đồ gien của giun có 2.000 gien đảm nhận vai trò kích thích chức năng cơ bắp, và từ 50 đến 60% trong số đó giống với gien của con người.

Nguồn: TG Daily


QUẢNG CÁO



CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ:


CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC: