Nhịp sống số

Để không mất tiền oan vì mạng xã hội

Cách đây 1 vài năm, khái niệm làm marketing trên mạng xã hội (social media marketing) của 1 số doanh nghiệp còn rất hạn chế. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bỏ luôn mạng xã hội - một kênh marketing cực tốt.
 
Thời gian gần đây, khi các mạng xã hội như Facebook, Google+ đã phát triển mạnh, cộng thêm việc báo chí và truyền thông tung hô sức mạnh của mạng xã hội Nhiều doanh nghiệp mới giật mình tập trung công sức và tiền của để tận dụng sức mạnh marketing của mạng xã hội.
 

 
Ở nước ngoài, rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với việc marketing trên mạng xã hội, và trở thành các case study cho các nhà marketing của Việt Nam. Ở nước ngoài là vậy nhưng thực tế ở Việt Nam thì sao
 
Sai lầm từ những bước đầu
 
Theo thống kê gần đây của Google Adplanner thì hiện tại ở Việt Nam, Zing Me đang có 7,4 triệu người dùng, thứ 2 là Facebook với 4,2 triệu người dùng, và sau đó là yume với 2,4 triệu người dùng. Với con số lớn như vậy, social media đúng là 1 kênh marketing mạnh cho các doanh nghiệp.

Nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại phạm phải 1 sai lầm khá lớn, đó là không xác định được nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội. Họ chỉ chú tâm đến các con số về người dùng, dẫn đến việc họ marketing lệch khỏi nhóm khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới. Từ khâu đánh giá và chuẩn bị marketing đã mắc những sai lầm cơ bản, dẫn đến việc làm cả chiến dịch marketing trên social media trở nên vô nghĩa.

Liệu 1 công ty điện máy có thể marketing tốt trên facebook?



Nhiều doanh nghiệp có nhóm khách hàng mục tiêu không phù hợp với mạng xã hội lại đem mạng xã hội là 1 trong những kênh marketing mũi nhọn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức marketing online.
 
Lúc các doanh nghiệp này thực hiện việc marketing, đổ tiền và sức lực vào với một sự kỳ vọng lớn. Nhưng tới lúc kết thúc, kết quả gần như bằng không khiến họ vội vàng đánh giá: mạng xã hội là một kênh marketing vô bổ và tốn tiền.

Việc ngộ nhận social media là 1 kênh marketing không thể thiếu cho doanh nghiệp không chỉ diễn ra ở 1 số nhóm doanh nghiệp nhỏ, mà thực tế nó đang là được nhiều công ty lớn thực hiện và áp dụng.

Chỉ cần search cụm từ "công ty" ta sẽ thấy vô số kết quả, mà chỉ cần nghe cái tên ta đã thấy hình thức kinh doanh của nó không phù hợp với mạng xã hội.
 
Sai lầm khi triển khai

Một số doanh nghiệp khi đã có hình thức kinh doanh phù hợp với việc social media marketing, thì họ lại vấp phải những sai lầm khác trong vấn đề triển khai.
 


Tình trạng chung của một số doanh nghiệp khi triển khai marketing hiện này, là sự lười suy nghĩ về làm nội dung, lười sáng tạo, lười tìm hiểu. Tất cả những cái lười đó cộng lại khiến họ marketing theo hình thức mà ta tạm gọi là "spam".

Các cách thức "spam" thì muôn hình, muôn vẻ đa dạng và phong phú, lúc thì spam bằng comment, lúc thì spam bằng các wall post, lúc thì spam bằng tag v.v.. Tựu chung lại thì tất cả chúng đều gây khó chịu cho người dùng mạng xã hội. Nhiều người dùng còn coi hình thức này là 1 "tệ nạn".
 


Ghé qua phần photo của 1 người dùng facebook ta sẽ thấy ngập tràn ảnh quảng cáo.

Có vẻ một số doanh nghiệp chỉ nhận thức ở mức làm sao cho nhiều người biết đến sản phẩm của mình mà không nhìn ra hậu quả lâu dài của việc spam trong lâu dài. Ấy là tạo cho người dùng ác cảm về doanh nghiệp mình.

Giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp này cũng bị giảm sút nghiêm trọng, và dần trở nên "rẻ tiền". Việc spam này tạo cho người dùng cảm giác như việc sơn chữ "khoan cắt bê tông" bừa bãi trên nhiều tuyến phố. Bạn có sẵn sàng mua hàng của một công ty, khi mà fanpage của công ty ấy chuyên môn tag bạn một cách rất spam trên Facebook?
 


Một số doanh nghiệp khác có tìm hiểu sơ qua về việc làm social media marketing, họ chú trọng hơn về làm nội dung hoặc tổ chức event hoặc contest (cuộc thi) trên các mạng xã hội.

Nhưng thực tế họ làm quá sơ sài hoặc không hiểu làm content thế nào cho phù hợp. Dẫn đến tình trạng họ tạo ra được cộng đồng nhưng không thể hướng cộng đồng chú ý vào sản phẩm của mình được. Việc làm nội dung cho các chiến dịch social media marketing đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người quản lý.
 

Thường một nơi mang tính chia sẻ thông tin, giải trí như mạng xã hội thì việc 1 doanh nghiệp bắc loa nói oang oang về sản phẩm của mình sẽ được sự chú ý rất ít. Còn ngược lại nếu bạn tập trung vào các nội dung mang tính thu hút cộng đồng mà quên giới thiệu về sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mình thì sẽ tạo nên một cộng đồng mang tính giải trí hơn là làm marketing cho doanh nghiệp.

Nên không ít trường hợp xảy ra là doanh nghiệp làm content thu được rất ít traffic hoặc hiệu quả marketing cho mình hoặc bị cộng đồng đánh giá là doanh nghiệp làm social media “nhảm”.
 
Tương tự như vậy, việc làm các cuộc thi trên mạng xã hội có thực sự hiệu quả như mong đợi? Sau thành công của một số doanh nghiệp nước ngoài về việc làm viral marketing qua các cuộc thi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng áp dụng ngay cho chính các chiến dịch marketing của mình.
 
Tuy nhiên họ lại thiếu tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức nên dẫn đến việc cuộc thi ít người tham gia so với công sức và tiền bạc bỏ ra, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn khiến cho cả cộng đồng phản đối tẩy chay dữ dội.
 
Nếu ở thế giới vụ việc cộng đồng 9gag và Nestcafe là điển hình ví dụ. Thì ở Việt Nam đã từng xảy ra câu chuyện diễn đàn V. đòi lại công bằng cho 1 thành viên của mình bị đối xử không công bằng trong cuộc thi của công ty D. Sự căng thẳng có thể bị đẩy đi xa hơn nếu doanh nghiệp D không kịp thời thông báo và xin lỗi thí sinh dự thi.
 


Mới gần đây, một cuộc thi trên facebook để quảng bá hình ảnh sản phẩm laptop mới của một thương hiệu lớn đã để xảy ra chuyện lùm xùm khi thay đổi thể lệ cuộc thi. Rất may, công ty và bên đối tác đã nhanh chóng điều chỉnh lại quy định của cuộc thi, theo hướng có lợi cho các thí sinh. Khiến sự phản đối thương hiệu này đã trở nên dịu hẳn.

Doanh nghi
p thuê các đơn vtrung gian thiếu chuyên nghip