Nhịp sống số

Công nghệ không dây 60 GHz cho docking, USB, HDMI

Công nghệ không dây 60 GHz cho docking, USB, HDMI

Mạng không dây tiêu chuẩn Wifi 802.11ad là một khái niệm mới, nhiều người còn chưa hiểu lắm về công nghệ này. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu qua về công nghệ đạt tốc độ 7 Gbps hứa hẹn sẽ xuất hiện phổ biến trong tương lai không xa, cụ thể là sẽ được trình diễn ngay trong tháng Giêng tại triển lãm thương mại quốc tế CES 2012.

 

 

Dự đoán các thiết bị đầu tiên sử dụng tiêu chuẩn Wifi 802.11ad sẽ là MTXT, ultrabook, tablet và docking có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi như tivi,... Các thiết bị này được cho là những điểm quan trọng cho tương lai của Wifi 802.11ad. Tiêu chuẩn mới được kì vọng sẽ cung cấp tốc độ không dây nhanh hơn so với những kết nối có dây như hiện nay. Với chuẩn kết nối mới, một smartphone mang vào văn phòng có thể kết nối với một bàn phím, chuột và màn hình lớn hơn. Một máy tính bảng mang vào văn phòng cũng có thể trở thành một bộ điều khiển cho một trò chơi hiển thị trên màn hình TV lớn hơn.

Wifi 802.11ad là gì?

Đây là công nghệ sử dụng băng tần 60 GHz và được thiết kế để cung cấp tốc độ truyền tải 7 Gbps, tương đương với nhiều kết nối có dây cung cấp. Hiện Wi-Fi Alliance đang phát triển tiêu chuẩn mới và hi vọng kĩ thuật mới có thể sẽ giúp thay thế các cáp nối rắc rối hiện tại.

Mark Grodzinsky, chủ tịch tiếp thị của WiGig Alliance cho biết: "Tôi hoàn toàn mong đợi các sản phẩm sẽ bắt đầu xuất hiện vào giữa năm tới, và năm 2013 sẽ là năm bùng nổ của các sản phẩm sử dụng tiêu chuẩn mới".

 

 

Các quy tắc truyền tải dữ liệu cơ bản của Wifi 802.11ad 60 GHz được giới thiệu trong tháng 5/2011. Công nghệ này cũng được xem là một phần mở rộng của mạng Wi-Fi truyền thống, bao gồm các yếu tố như Wi-Fi Direct cho phép các thiết bị kết nối với nhau. Cùng với đó, một công nghệ không dây khác cũng đang được phát triển mang tên Wifi 802.11ac cung cấp một tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 1 Gbps hứa hẹn sẽ xuất hiện vào năm sau.

Công nghệ Wi-Fi hiện nay sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz, trong khi đó băng tần 60 GHz hứa hẹn cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn nhưng lại bị giới hạn trong phạm vi làm việc ngắn hơn. Lợi thế của băng tần 60 GHz cũng như hai băng tần trước đó chính là việc không cần phải cấp giấy phép hoạt động.

Khả năng làm việc

Băng tần 60 GHz khác so với băng tần trước đó là 2,4 GHz và 5 GHz ở khả năng hoạt động trong một căn phòng khi mà khả năng bức ra khỏi những bức tường và trần nhà của băng tần mới là thấp hơn nhiều. Tiêu chuẩn mới chỉ được xem là một tiêu chuẩn kết nối hoạt động trong một căn phòng.

 

 

Với tiêu chuẩn mới, người dùng có thể tận dụng vào một số trường hợp dưới đây:

·         Người dùng có thể sử dụng một máy tính bảng để thể kết nối với TV màn hình lớn để xem ảnh, duyệt web hoặc chơi game dễ dàng hơn. Thậm chí, người dùng có thể sử dụng chip đồ họa bên ngoài để nhận đồ họa chuyển động mượt mà hơn.

·         Người dùng có thể sử dụng MTXT trong một phòng họp tại nơi làm việc. Người dùng cũng có thể liên kết thiết bị với một bàn phím không dây, chuột và máy chiếu, .. .

·         Người dùng có thể thiết lập MTXT cho công việc của mình trong một căn phòng. Nó cho phép người dùng kết nối với một màn hình ngoài, sử dụng ổ đĩa ngoài để sao lưu dữ liệu, bàn phím, chuột không dây,... để điều khiển thuận tiện hơn.

·         Người dùng có thể di chuyển hình ảnh từ máy ảnh vào máy tính với tốc độ cao mà không cần để việc sử dụng thẻ nhớ hoặc kết nối hai thiết bị thông qua cổng USB.

·         Hỗ trợ đồng bộ phim, hình ảnh, video, chương trình truyền hình, các ứng dụng và nhạc trên điện thoại, tablet hay máy tính khi người dùng bước vào một căn phòng không có cáp kết nối độc quyền.

Grodzinsky tin tiêu chuẩn mới đầu tiên sẽ đến trong MTXT và các docking.

Sự xuất hiện của những tên tuổi đồng minh lớn

Wi-Fi Alliance đã thu hút những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Các thành viên cao cấp có thể kể đến là Intel, AMD, Samsung, Nvidia, Qualcomm, Broadcom, Marvel, Panasonic, Cisco, Microsoft, Dell, Toshiba, MediaTek, Nokia và Wilocity. Cùng với đó là rất nhiều thành viên cấp thấp hơn trong ngành công nghiệp cũng đang tiến hành thử nghiệm, một dấu hiệu cho thấy rằng công nghệ đang chuyển động gần gũi hơn đối với thế giới thực.

 

 

Vào tháng 5/2011, Qualcomm và Wilocity đã cho công bố chipset tri-band AR9004TB, còn Panasonic cũng vừa công bố phát triển công nghệ 60 GHz ngay trong tháng này.

Khi các công ty cố gắng đưa công nghệ mới ra thị trường, họ thường in chúng trên hộp đựng sản phẩm với logo chứng nhận nhằm thúc đẩy tính năng, thể hiện thị trường mà nó hoạt động cũng như là một hoạt động quảng cáo. Dự đoán sẽ có nhiều những biểu tượng về công nghệ 802.11ad 60 GHz xuất hiện trong thời gian tới.

Wi-Fi Alliance xác nhận rằng thiết bị Wi-Fi hoạt động tốt với các thiết bị khác trên cùng một mạng không dây, sẽ đảm bảo phù hợp với giao thức giao tiếp ở mức độ tần số thấp 60 GHz. Trong khi đó, WiGig Alliance xác nhận tiêu chuẩn mới tương thích với các chuẩn WBE cao cấp, WSE và WDE tiêu chuẩn.

Những va chạm trong quá trình sử dụng

Thực tế chỉ ra rằng, tiêu chuẩn công nghệ mới có thể hoạt động sẽ không thực sự mịn màng, đặc biệt khi mà công nghệ đầu vào-đầu ra còn khó khăn.

USB không dây sẽ là một tiêu chuẩn mà Wi-Fi Alliance muốn để phát triển công nghệ 60 GHz. Tuy nhiên, điều này không phải là một điều dễ dàng gì khi mà nhiều công ty đã làm việc với USB không dây vào nửa thập kỉ trước chưa thu được thành công nào. USB không dây gặp phải các vấn đề về pháp lí, hiệu suất làm việc và một số tính năng của công nghệ trước đó. Các quy định quốc tế khác nhau có nghĩa là các công ty không thể làm cho sản phẩm USB không dây của họ có thể được bán trên toàn cầu.

 

 

Bên cạnh đó, một tiêu chuẩn cáp kết nối vừa được phát triển mang tên Thunderbolt vốn đã được Apple áp dụng cho dòng máy Mac của mình hứa hẹn cung cấp tốc độ kết nối siêu nhanh. Thunderbolt được phát triển bởi Intel mà trước đó được gọi là Light Peak cho phép hai thiết bị có thể kết nối hai chiều ở tốc độ 10 Gbps, cao hơn tốc độ của USB 3.0 và có thể nhận được nhanh hơn nếu Intel sử dụng một kết nối cáp quang (hiện đang sử dụng cáp đồng).

 
 
Bạch Đằng