Nhịp sống số

Chính sách phát triển băng rộng ở Đức: Những tác động tới kinh tế và việc làm

Chính sách phát triển băng rộng ở Đức: Những tác động tới kinh tế và việc làm
Phát triển băng rộng của Đức có hai chiến lược: Chiến lược băng rộng quốc gia của chính phủ liên bang sẽ hoàn tất vào năm 2014; và giai đoạn tiếp theo là chiến lược “siêu băng rộng” cho giai đoạn 2015 - 2020. Chính phủ Đức kỳ vọng việc đầu tư gần 36 tỷ euro trong 10 năm (2010 - 2020) sẽ tạo ra khoảng 968.000 việc làm.

<>

Ảnh: AFP/Johannes Eisele

<>Chiến lược băng rộng quốc gia được chính phủ liên bang Đức thông báo vào năm 2009 nhằm tạo điều kiện cho khoảng 75% hộ gia đình tiếp cận kết nối băng rộng với tốc độ ít nhất là 50 Mbit/s vào năm 2014. Và một kế hoạch “siêu băng rộng” tiếp theo là nhằm tăng các tốc độ ít nhất 100 Mbit/s cho 50% hộ gia đình và tới 50Mbit/s cho 30% số hộ gia đình còn lại vào năm 2020.

<>Thúc đẩy băng rộng tại các hộ gia đình

<>Đức có mức độ thâm nhập băng rộng cao khi so sánh với các nền kinh tế lớn khác. Bên cạnh đó để tăng cường sự bao phủ, Đức có kế hoạch tăng tốc độ truy cập của người sử dụng băng rộng là hộ dân.

Trong số 39,7 triệu hộ gia đình ở Đức, 39 triệu (gần 98%) đã tiếp cận với loại hình công nghệ băng rộng nào đó. Trong số các hộ gia đình này, 36,7 triệu hộ có thuê bao DSL, 22 triệu hộ có mạng truyền hình cáp (kết nối qua các modem cáp), và 730.000 hộ có thể truy cập Internet qua công nghệ không dây cố định hay vệ tinh. Có khoảng 10,9 triệu hộ kết nối Internet qua DSL tốc độ cao (hay còn gọi là VSDL), trong khi đó có khoảng 240.000 kết nối hộ gia đình được thông báo là kết nối dựa trên việc triển khai công nghệ cáp quang.

Khoảng 2,8 triệu hộ gia đình là “các điểm xám” (grey spot), có nghĩa là các hộ gia đình này truy cập băng rộng ở tốc độ 384kbit/s và 1Mbit/s. “Các điểm trắng” (white spot) còn lại gồm 2% của các hộ gia đình chưa tiếp cận được với dịch vụ (730.000 hộ) có thể nằm trong các khu vực dân cư đông đúc hoặc gần các đường biên của các khu vực đã được kết nối.

<>Các tốc độ cao hơn

Chính quyền liên bang Đức định nghĩa 2 mục tiêu của Chiến lược băng rộng quốc gia bao gồm:

- Cung cấp truy cập băng rộng (1Mbit/s) trên toàn quốc vào cuối năm 2010

- Đảm bảo 75% hộ gia đình có thể tiếp cận kết nối băng rộng với tốc độ ít nhất là 50Mbit/s vào năm 2014, với mục tiêu các đường dây truy cập như vậy có thể sẵn sàng ở mọi nơi trên toàn nước Đức.

Để đáp ứng những mục tiêu này, 73.000 hộ còn chưa được tiếp cận với dịch vụ (điểm trắng) sẽ được cả công nghệ không dây và hữu tuyến bao phủ với đầu tư khoảng 924 triệu euro (Bảng 1). 2.8 triệu hộ gia đình “điểm xám” sẽ được nâng cấp truy cập băng rộng tốc độ ít nhất là 1Mbit/s.

Mặc dù công nghệ VDSL được triển khai ở những thành phố đông dân cư hạn chế trong 50Mbit/s, nhưng vẫn có dự tính khoảng 9.92 triệu hộ gia đình (25% tổng số hộ gia đình ở Đức) sẽ được nâng cấp thành thuê bao FTTH. Do số hộ gia đình gần đây được VDSL đáp ứng là 10,9 triệu hộ và các hộ gia định này chủ yếu ở 50 thành phố lớn của Đức, có thể nhận thấy phần lớn họ sẽ chuyển từ VDSL sang FTTH. Còn các hộ gia đình có DSL sẽ được nâng cấp thành VDSL.

Các phương thức để đạt được các mục tiêu này gồm có khuyến khích các nhà khai thác tìm kiếm các năng lực thông qua các triển khai hạ tầng chung; sử dụng khoảng cách số; hình thành quy định thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng; và hỗ trợ tài chính.

Chiến lược băng rộng quốc gia Đức sẽ cần đầu tư 20.2 tỷ euro cho tới năm 2014 (Bảng 2). Việc đầu tư này tăng lên khi triển khai hạ tầng siêu băng rộng vào các năm tiếp theo (2015 - 2020)  cần khoảng 15,7 tỷ euro đầu tư thêm.

Bảng 1 - Đầu tư cần thiết để đáp ứng các hộ gia đình chưa được tiếp cận (Nguồn: Katz et al. (2010a).

<>Nhiều việc làm hơn

<>Thỏa mãn các mục tiêu của Chiến lược Băng rộng quốc gia sẽ tạo ra khoảng 304.000 việc làm trong vòng hơn 5 năm (trong các năm 2010 đến 2014). Về những việc làm trực tiếp liên quan đến xây dựng các mạng băng rộng, sẽ có khoảng 158.000 việc làm như sản xuất thiết bị, xây dựng và viễn thông. Các công việc trong các ngành khác được dự báo là ngành xây dựng sẽ tạo nhiều việc làm nhất với 125.000 việc làm, tiếp theo là viễn thông (28.400 việc làm) và sản xuất thiết bị điện tử (4700 việc làm).

Tổng việc làm gián tiếp được tạo ra nhờ chiến lược băng rộng dự báo là 71.000 việc làm. Các ngành chính được hưởng lợi từ các tác động gián tiếp của việc xây dựng băng rộng này là phân phối (10.700 việc làm), các dịch vụ khác, (17 000), và các sản phẩm kim loại (3200). Chi tiêu hộ gia đình, được tạo ra trực tiếp hay gián tiếp, có thể tạo ra 75.000 việc làm mới.

Bên cạnh đó, việc triển khai mục tiêu siêu băng rộng sẽ tạo ra khoảng 237.000 việc làm trong giai đoạn 2015 và 2020. Con số này bao gồm 123.000 việc làm trực tiếp, 55.000 việc làm gián tiếp và 59.000 việc làm thêm.

Bảng 2 - Tổng đầu tư được yêu cầu để đạt các mục tiêu vào năm 2014 (Xem chi tiết bảng 1. Nguồn: Adapted from Katz et al. (2010a)

Những con số trên cho thấy giai đoạn hơn 10 năm từ năm 2010 đến 2020, Chiến lược băng rộng quốc gia và sự phát triển thành hạ tầng siêu băng rộng sẽ có tác động đáng kể tới các việc làm và nền kinh tế Đức. Việc đầu tư dự báo khoảng 36 tỷ euro trong hơn 10 năm sẽ tạo khoảng 968.000 việc làm, trong đó 541 việc làm sẽ là ở lĩnh vực xây dựng mạng và 427 việc làm sau khi mạng đã được triển khai, với kết quả sáng tạo tiên tiến và tạo việc kinh doanh mới.

Bảng 3: Tác động tới việc làm và kinh tế mỗi năm (Nguồn: Adapted from Katz et al. (2009a).

Xây dựng mạng sẽ đạt 33,4 tỷ euro đóng góp vào GDP, trong khi các công việc mạng bên ngoài sẽ làm tăng thêm 137,5 tỷ euro trong 10 năm. Tổng sẽ là tạo ra 170,9 tỷ euro đóng góp thêm vào GDP (0,60% của tăng trưởng GDP hàng năm của Đức) như bảng 3.

 <>TS. Raul L. Katz

Giáo sư trợ giảng, chuyên ngành Tài chính và Kinh tế,  và
Giám đốc Nghiên cứu kinh doanh, Viện Thông tin liên lạc Columbia