Nhịp sống số

Các nhà khoa học tính chuyện nghiên cứu 5G

Các nhà khoa học tính chuyện nghiên cứu 5G
Khi các nhà khai thác vật lộn triển khai LTE và các dịch vụ 3,5G hay 4G, giới nghiên cứu đã tính đến chuyện nghiên cứu “5G”.
Ảnh minh họa: blogspot

<>

Các nhà nghiên cứu tại đại học Rice, Mỹ cho biết một đột phá có thẻ cho phép các nhà khai thác không dây nhân đôi thông lượng trên các mạng mà không cần phải có thêm một trạm di động.

Công nghệ “kép toàn diện” (full-duplex) cho phép điện thoại di động nói và nghe trên cùng tần số thay cho các tần số riêng rẽ. “Giải pháp của chúng tôi yêu cầu phần cứng tối thiểu, cho cả điện thoại di động và mạng, chính vì vậy chúng tôi đã thu hút sự chú ý của các công ty di động trên thế giới”, giáo sư Ashutosh Sabharwal cho biết.

Ông thừa nhận rằng “sự thay đổi thực sự sẽ thúc đẩy tiêu chuẩn di động mới cho công nghệ kép toàn diện này. Tôi hy vọng nhiều người có thể bắt đầu nhận thấy điều này khi các nhà khai thác nâng cấp lên các mạng 4,5G hoặc 5G trong chỉ một vài năm”.

Công nghệ kép toàn diện, trong triển khai của đại học Rice, có thể được bổ sung như là một lựa chọn thêm cho điện thoại di động do đó các nhà sản xuất thiết bị gốc không cần phải sản xuất hai loại.

Các mạng anten MIMO hiện có sẽ được sử dụng và nhóm nghiên cứu đại học Rice đã có thể gửi hai tín hiệu theo cách mà hai tín hiệu này có thể xóa lẫn nhau, và cho phép một tín hiệu rõ đi qua cùng tần số. Việc xóa tín hiệu đã được đề xuất trong lý thuyết về các mạng kép toàn diện cách đây ít lâu, Sabharwal cho biết, nhưng thách thức để triển khai nằm ở phần cứng thương mại.

Đại học Rice sẽ đưa các sáng tạo này vào trong sáng kiến WARP (nền tảng nghiên cứu truy nhập mở không dây), một loạt các bộ xử lý, máy phát và các thiết bị khác hỗ trợ các kỹ sư trong việc thử nghiệm các ý tưởng mới mà không phải tạo ra phần cứng chuyên dụng mỗi lần.

<>Quang Minh

Theo Wireless Watch