Nhịp sống số

Bí ẩn quanh bộ lịch của người Maya

Bí ẩn quanh bộ lịch của người Maya
Một chủ đề tương đối thú vị được lien tục nhắc đến trong thời gian gần đây là việc thế giới vừa bước qua năm 2012, năm mà nhiều người tin rằng sẽ là năm cuối cùng của nhân loại. Cụ thể, chúng ta sẽ biến mất hoàn toàn vào ngày 20/12/2012, theo những lời đồn. Nguyên nhân thì vô số, từ thiên thạch, bão mặt trời, sự biến mất năng lượng từ hố đen…
 
Nhưng nguyên nhân nào cho mốc thời gian này? Vì sao mọi người tin vào mốc thời gian này?
 
Câu trả lời cho điều này nằm ở việc thời điểm 21/12/2012 là thời điểm một trong những bộ lịch chính xác và huyền bí nhất của thế giới cổ đại kết thúc: bộ lịch Long Count của người Maya. Vậy, người Maya là ai? Bộ lịch “đáng sợ kể trên” là như thế này? Hãy “lục lọi” lại lịch sử của dân tộc này để tìm hiểu thêm về “cơ sở” của niềm tin này.
 
Người Maya, họ là ai?
 
Maya là một bộ tộc thổ dân Châu Mỹ, họ là chủ nhân của nền văn minh cùng tên, được biết đến nhiều nhờ hệ thống chữ viết đầy đủ trước cả khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ. Căn cứ vào các dấu tích còn lại đến ngày nay, vương quốc Maya được xác định là bắt đầu tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên nhưng những công trình cổ nhất của nền văn minh này được xác định có niên đại sớm hơm khoảng 1000 năm. Còn rất nhiều tranh cãi xung quanh thời điểm tồn tại chính xác của bộ tộc này. Người Maya sống chủ yếu nhờ hoạt động nông nghiệp, chủ yếu dựa vào sự thuận lợi của các yếu tố đến từ thiên nhiên như thời tiết, khí hậu...
 

 
Cùng với đó, những sự tiến bộ và hiểu biết đến thần kỳ của người Maya về toán họa, kiến trúc, thiên văn học và cả công nghệ tính toán thời gian cũng làm những nhà khoa học ngày nay bất ngờ. Hệ thống số của người Maya là hệ số đếm 20, họ thậm chí đã có số 0 đầu tiên. Về thiên văn, có những bằng chứng rõ ràng về kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật cho thấy người Maya có những hiểu biết sâu sắc về hoạt động của mặt trăng, mặt trời...
 
Nhắc đến Kim tự tháp, người ta sẽ nhớ ngay đến Ai Cập nhưng thực tế, Kim Tự Tháp có ở nhiều nước và những Kim Tự tháp mặt của dân tộc Maya không hề thua kém sản phẩm của người Ai Cập, ít nhất về mặt hoành tráng và kiến trúc. Khác với Kim Tự Tháp Ai Cập là nơi yên nghỉ của các Pharaon, các Kim Tự Tháp của người Maya là nơi thực hiện các nghi lễ cúng tế và thường dễ nhận ra nhờ những bậc thang ở các mặt bên và phần chóp không nhọn của mình.
 
Người Maya và nền văn hóa của họ còn nổi tiếng nhờ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Nền văn minh Maya chịu những ảnh hưởng lớn đến từ chính những cuộc chiến tranh giữa các vương quốc. Vương quốc cuối cùng của người Maya bị tuyệt diệt vào thế kỷ thứ 16 trước cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha.
 
Về tôn giáo, người Maya thờ thần và có quan điểm khá giống với chúng ta ngày nay. Tôn giáo của nền văn minh Maya tương đối phức tạp do vậy, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đề cập nhiều. Hai điểm đáng chú ý nhất trong tôn giáo Maya là nghi thức hiến tế và việc họ tin vào việc thế giới luôn có một chu kỳ nhất định, nguồn gốc sâu xa của ngày tận thế.
 

 
Hệ thống tính toán thời gian và bộ lịch Long count
 
Long count là bộ lịch lớn nhất của người và là một trong số những bộ lịch cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Đây cũng là nguyên nhân chính của những lời đồn thậm chí cả sự khẳng định về thời điểm mà một thế giới đi đến ngày tận thế: 21/12/2012. Đây là thời điểm mà bộ lịch Long Count của người Maya đột nhiên kết thúc.
 
Như đã nói ở trên, dân tộc Maya nổi tiếng về những tiến bộ và những hiểu biết sâu sắc một cách hết sức ngạc nhiên về thiên văn, toán học. Những tiến bộ này thể hiện sâu sắc qua cách dân tộc này tính toán thời gian và công nghệ làm lịch. Người Maya không chỉ có một bộ lịch duy nhất, họ tạo ra rất nhiều bộ lịch nhằm phục vụ cho từng mục đích riêng biệt của việc tính toán thời gian: phục vụ nông nghiệp, các nghi lễ.  Cụ thể hơn, người Maya đã tính toán được chính xác một năm có 365 và ¼ ngày. Mỗi năm Maya được chia làm 18 tháng, mỗi tháng 20 ngày được đặt tên riêng và 5 ngày “không thuộc bất cứ năm nào” vào cuối năm, 5 ngày này được gọi là Wayeb và được coi là 5 ngày cực kỳ nguy hiểm”. Đây là cách tính thời gian được người Maya gọi là Haab.
 

 
Long count là bộ lịch tổng hợp sự hiểu biết của người Maya về phương diện tính toán thời gian. Nó là cách tính toán tổng hợp từ tất cả các chu kỳ thời gian khác của người Maya như đã nêu ở trên. Thực ra, mục đich của bộ Long Count còn là điều chưa rõ ràng nhưng khả năng lớn nhất đây là cách mà người Maya tổng hợp, theo dõi các sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
 
Bộ lịch Long count có chu kỳ đúng 5126 năm, bắt đầu từ ngày 11/8/3114 trước công nguyên và sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012 tới. Tại sao bộ lịch huyền thoại kể trên lại kết thúc đúng vào thời điểm này? Có lẽ, chỉ có những người làm lịch của dân tộc này thật sự hiểu rõ. Có nhiều giả thiết xung quanh thời điểm 20/12/2012.
 
Để ký viết 1 ngày theo lịch Long Count, người ta sử dụng tới 5 con số có dạng như sau:
 
aa.bb.cc.dd.ee trong đó:
 
- ee là 1 k'in tương ứng với 1 ngày theo lịch của chúng ta (ee từ 00 đến 19)
- dd là 1 winal (tháng) tương ứng với 20 ngày theo lịch của chúng ta (từ 00 đến 19)
- cc là tun (năm) bằng 18 winal có độ dài tương đương 360 ngày của chúng ta (từ 00 đến 17)
- bb là k'atun bằng 20 tun tương đương với khoảng 19,7 năm của chúng ta (từ 00 đến 19)
- aa là b'ak'tun bằng 20k'atun tương đương khoảng 394 năm (từ 00 đến 12)
 
Để tính một ngày trong lịch của Maya ta chỉ cần nhân tương ứng các số trong ngày đó với giá trị của từng đơn vị sẽ ra số thứ tự của ngày đó tính từ ngày đầu tiên của bộ lịch. Ví dụ ngày: 9.12.2.0.16 tương ứng với ngày thứ 1383136 tính từ ngày (k'in) đầu tiên của chu kỳ.
 
21/12/2012
 
Với các tính như trên, một chu kỳ của người Maya sẽ bắt đầu từ ngày 0.0.0.0.1 cho đến ngày 12.19.19.17.19. Đây được gọi là một chu kỳ Long Count. Chu kỳ Long Count hiện ngay bắt đầu từ ngày 11/8/3114 TCN và sẽ kết thúc vào ngày 20/12/2012 tới.
 

 
Vì sao lịch của người Maya lại kết thúc vào b'ak'tun thứ 12? Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác (có lẽ, chỉ có các nhà làm lịch của vương quốc này mới biết chính xác), các nhà khoa học có một vài giả thiết sau:
 
- Đầu tiên, một giả thiết nổi tiếng nhất và cũng là đề tài của nhiều bộ phim, truyện và cả những lời đồn trên khắp thế giới: đây là thời điểm kết thúc, ngày tận thế, ngày mà toàn bộ nhân loại bị tân diệt. Người Maya, một trong những dân tộc bí ẩn nhất thế giới được cho là nắm giữ các dữ liệu đáng tin cậy từ vũ trụ, với bộ lịch long count của mình, đã cảnh báo hậu thế. Điều này có cơ sở bởi niềm tin của người Maya, như đã nói ở trên rằng thời gian có chu kỳ của nó.
 

 
Tất nhiên, với những hiểu biết có hạn của chúng ta về vũ trụ, chưa thể khẳng định người Maya đúng hay sai.
 
- Thứ hai, người Maya cũng "kiêng" con số 13 như người phương Tây hiện nay và do vậy, họ chọn chu kỳ thời gian là 12 b'ak'kun. Thật ra, đây là một giả thiết theo tôi thì không hợp lý lắm bởi nguồn gốc của việc "kiêng" số 13 đến từ cái chết của chúa vào năm thứ nhất sau công nguyên.
 
Tổng hợp và tham khảo Wiki