Khoa học & Đời sống

Thiên thạch khổng lồ sẽ lướt qua Trái Đất vào đêm Giáng Sinh

Thiên thạch trong thông báo của NASA được biết đến với số hiệu 163899. Ngoài ra, nó còn có một tên gọi khác là 2003 SD220. Đây là một thiên thạch có kích thước khổng lồ với chiều rộng có kích thước từ 0,8 – 2,4 km. Thậm chí, kích thước của 2003 SD220 còn có thể lớn hơn do thiên thạch này còn có những góc khuất chưa được tính đến.

Theo các nhà khoa học, 2003 SD220 sẽ bay sượt qua Trái Đất vào thời điểm đêm ngày 24/12. Khoảng cách gần nhất giữa thiên thể này và Trái Đất là khoảng 11 triệu km. Con số này tương đương với 28 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.

Với khoảng cách xa đến vậy, có rất ít khả năng 2003 SD220 sẽ va chạm với bề mặt Trái Đất. Dù rằng, theo các nhà khoa học, nếu có một vụ va chạm như vậy xảy đến, nó sẽ có thể tàn phá cả một lục địa trên hành tinh của chúng ta.

Điều mà NASA cũng như các nhà khoa học lo lắng là việc 2003 SD220 bay sượt qua Trái Đất có thể dẫn đến các tác động về tự nhiên do lực hấp dẫn của thiên thạch này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lo lắng này là thái quá bởi cách đây chỉ vài tháng, một thiên thạch lướt qua Trái Đất ở khoảng cách chỉ bằng 1,3 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng mà vẫn không gây ra một thiệt hại nào đáng kể.

Việc 2003 SD220 bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần là một điều kiện tuyệt vời để các nhà khoa học có thể tiến hành quan sát, đo đạc và nghiên cứu. Đó là những tư liệu quý giá giúp con người có những hiểu biết tốt hơn và có thể dự đoán chính xác hơn về kích thước, khối lượng và đường đi của các thiên thạch trong tương lai. 

 

Trung Quốc phóng vệ tinh Ngộ Không với tham vọng đại náo không gian

(Techz.vn) Nhiệm vụ của Ngộ Không sẽ là tìm ra manh mối về vật chất tối, qua đó làm sáng tỏ lịch sử cũng như quá trình hình thành, phát triển của vụ trụ và dải ngân hà.