- Những điểm iPhone 6 Plus đành 'chào thua' Galaxy Note 4
- Samsung Galaxy Note 4: Dẫn đầu trào lưu 'wefie'
- iPhone 6 Plus và Galaxy Note 4: Sự lựa chọn nào cho bạn?
- Android 5.0 Lollipop sắp được tung ra cho Galaxy S4 và Note 4
Mặc dù, ứng dụng S Health được chính thức ra mắt từ thời Galaxy S4 nhưng chưa thật sự hiệu quả đối với người dùng, có lẽ phải đến từ thời Galaxy S5 mới mang lại được giá trị hữu ích cho người dùng qua việc chiếc điện thoại này đã có hỗ trợ thêm cảm biến nhịp tim. Đến nay, Galaxy Note 4 lại khá hoàn thiện hơn nữa khi so với tất cả các dòng điện thoại khác qua phần trang bị thêm cảm biến đo cường độ tia UV.
Giao diện và các bước thiết lập đầu tiên trên ứng dụng S Health.
Trong lần mở ứng dụng S Health đầu tiên thì bắt buộc người dùng phải điền các thông tin cơ bản như: tên tuổi và tình trạng sức khỏe, tiếp đến là chiều cao và cân nặng. Sau đó, phần mềm sẽ luôn chạy ẩn để thực hiện tiến trình và ghi nhận việc cac thao tác tập thể dục của người dùng. Chú ý, cố gắng điền các thông tin sao cho càng chính xác càng tốt, bởi ứng dụng sẽ sử dụng số liệu mà người dùng cung cấp để tham chiếu cùng các bộ phận cảm biến co trong máy cho mọi hoạt động của ứng dụng S Health.
Bước thiết lập tiếp theo cũng khá quan trọng để ứng dụng đưa ra kết quả chính xác, cùng khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu trên ứng dụng S Health.
Thông tin chung và Giao diện tổng quan
Tất cả mọi hoạt động từ tổng bước chân cho đến mức kcal, cùng tình trạng căng thẳng thần kinh với số đo nhịp tim… đều ghi rõ và thống kê chi tiết ở đây. Nhờ vậy, giúp người dùng có thể theo dõi sức khoẻ một cách tổng quan mọi thứ đang diễn ra trên màn hình.
Từ đây, người dùng và có thể là những bác sỹ hay điều dưỡng viên sẽ dễ dàng nắm rõ thông tin sức khỏe hơn về người dùng. Nhờ đó mà đưa ra những lời khuyên và giải pháp như thế nào để cho sức khỏe của người dùng càng ngày càng được tốt hơn.
Giao diện chính của ứng dụng S Health trên Galaxy Note 4.
Phần tập thể dục
Có 4 cơ chế chính cho người dùng để tập thể dục như: Chạy bộ; Đi bộ; Đạp xe; Leo núi. Tất cả đều là những kiểu tập thể dục phổ thông hiện nay, bất cứ người dùng nào cũng có thể chọn cho mình môn thể dục yêu thích.
Đặt mục tiêu tập luyện, sẽ giúp cho người dùng tạo riêng cho bản thân mình một chế độ phù hợp đối với khả năng tập luyện của chính bản thân. Chẳng hạn, người dùng ban đầu mới làm quen có thể để đặt mục tiêu về khoảng cách từ điểm A đến điểm B, hoặc có thể đổi mục tiêu về thời gian A đến thời gian B, hay là mục tiêu về số calo cần tiêu hao trong buổi tập… Như vậy, người dùng có thể tự đặt mục tiêu theo tiêu chí sở thích riêng của mình bằng các bước thiết lập như trên.
Đặt mục tiêu luyện tập sẽ giúp người dùng có thêm động lực để luyện tập trên S Health.
S Health hỗ trợ “Hướng dẫn âm thanh”, nhằm giúp cho người dùng biết được tiến trình trong buổi tập. Các âm thanh này sẽ là cách duy nhất thông báo cho người dùng biết được quãng đường mà bản thân mình đã đi qua, cùng rất nhiều cảnh báo khác được cài đặt riêng theo lộ trình buổi tập của người dùng. Do trong buổi tập thì người dùng hầu như chỉ để điện thoại vào vị trí cố định như túi quần, mắt vừa hướng về phía trước cũng như quan luôn sát cảnh vật xung quanh để đảm bảo độ an toàn cho bản thân và mọi người khi đang tham gia giao thông. Ngoài ra, ứng dụng S Health có trang bị thêm phần “Nhạc” để giúp cho người dùng trong quá trình tập thể dục cảm thấy thoải mái về tâm trí, tạo thêm động lực để giúp cho buổi tập được hoàn thành đúng như tiêu chí đã đặt ra. Thực tế, khi sử dụng phần “Nhạc” ở Việt Nam sẽ không thật sự dễ dàng khiến cho người dùng cảm nhận được sự “thăng hoa” cảm xúc trong quá trình tập. Bởi lẽ sân tập để mà đạt chuẩn an toàn thì hiện nay chưa phổ biến nhiều tại Việt Nam, nhiều người vẫn còn có thói quen đi/chạy bộ dọc theo con đường có xe cộ đang lưu thông, khi vừa tập thể dục vừa nghe nhạc sẽ khiến cho người dùng không thể kiểm soát hết được các mối nguy hiểm từ cảnh báo của kèn xe …
Đo đạc và theo dõi sức khỏe
Đầu tiên, tính năng đo nhịp tim giúp người dùng có thể đo được nhịp tim của bản thân qua phần cảm biến nhịp tim, được đặt ở mặt sau lưng máy có vị trí nằm phía dưới cụm camera sau. Người dùng cần đặt một ngón tay lên phần cảm biến này và chờ trong giây lát, để điện thoại phân tích cho đến khi hiện kết quả lên mà hình. Chú ý, ngón tay phải để đúng vị trí che phủ toàn bộ cảm biến nhịp tim, toàn bộ cơ thể cố gắng đứng hoặc ngồi yên cố định, giữ im lặng trong quá trình điện thoại đang đo và phân tích. Sau khi đã có kết quả về nhịp tim của người dùng, ứng dụng cũng không quên “tặng” cho người dùng lời cảnh báo chân thành về tình trạng nhịp tim của người dùng so với mức chuẩn sức khỏe tốt hiện nay, cùng lời nhắc nhở “nghỉ ngơi” nếu số đo nhịp tim không nằm trong chuẩn cho phép của một trái tim khỏe mạnh.
Tiếp đến, S Health trang bị thêm tính năng đo mức độ stress của người dùng, có thể xem như một tính năng khá hay và mới lạ trên điện thoại. Cuộc sống hiện nay có rất nhiều áp lực đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, mà mức độ stress càng cao và chiếm nhiều thời gian trong ngày sẽ khiến cho tuổi thọ của người dùng càng giảm đi theo ngày tháng. Galaxy Note 4 có trang bị tính năng này trên ứng dụng S Health, sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng đo và kiểm soát được tình trạng “xì trét” thần kinh của bản thân mình. Trong quá trình đo mức độ stress thì màn hình sẽ có một thanh biểu độ màu sắc từ thấp lên cao, từ phía bên trái bắt đầu từ màu xanh dương và chuyển dần màu sắc thành xanh lá cây, rồi sang màu vàng cho đến điểm cuối phía bên phải là màu đỏ. Sau khi hoàn tất tiến trình đo, mũi tên màu đen chỉ vào phần màu nào sẽ phản ánh được tình trạng “xì trét” thần kinh của người dùng đó.
Giao diện cả đo đạc cả 3 tính năng gồm có: Nhịp tim; SpO2; Stress trên ứng dụng S Health.
Hỗ trợ cả về khả năng đo được nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 trên ứng dụng S Health, cảm biến trên Galaxy Note 4 sẽ giúp cho người dùng có thể đo và kiểm soát nhanh về sức khỏe của mình. Người bình thường luôn có chỉ số SpO2 là ở ngưỡng mức 96 -> 99% nhưng thông thường là 98%. Tính năng này giúp ích rất nhiều cho người dùng, đặc biệt là cho những người đang điều trị bệnh trong các tình trạng phổi nhận ít oxy, cho những người không tự thở được… Cách thức đo đạc cũng tương tự như khi sử dụng cách đo nhịp tim, người dùng chỉ cần đặt một ngón tay lên phần cảm biết sau lưng máy, vị trí dưới camera và giữ ngón tay cố định cho đến khi ứng dụng trả về kết quả trên màn hình… Lưu ý, mọi nội dung thông số của tính năng này có mức độ chính xác ở mức tương đối, không thể dùng làm số liệu từ điện thoại này để mà thay thế các thiết bị đo đạc chuyên nghiệp của bộ y tế.
Chế độ dinh dưỡng và các phần khác
Ngoài cơ chế luyện tập thể dục nghiêm túc đều đặn ra, người dùng bắt buộc cũng phải khai báo và tuân thủ các nguyên tắc về chế độ ăn uống, sao cho “đúng chuẩn” để có một thân hình đẹp và sức khỏe tốt. Một điều may mắn là đa phần các món ăn hiện và nước uống đang bán ở các siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa, đều có thông tin về hàm lượng dinh dưỡng và số lượng kcal trên sản phẩm ấy. Còn đối với các món ăn như: bún; phở, hủ tiếu; bánh canh … thì người dùng có thể tham khảo thêm cách tính ở các trang web về dinh dưỡng. Dẫu biết rằng mức độ chính xác cũng ở mức tương đối, nhưng cũng sẽ góp phần cung cấp giá trị số liệu cho ứng dụng S Health. Người dùng có thể điền các thông tin về lượng calo có trong các món ăn và từng bữa ăn trong ngày, điền vào các phần tương ứng trên giao diện ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp rất nhiều thông tin về lượng kcal có mặt trong các món ăn; trái cây; nước uống … người dùng nên bỏ chút thời gian tham khảo các thông tin bổ ích.
Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng đến vấn đề sức khỏe, người dùng có thể xem thông tin về kcal có trong các món ăn theo danh sách thực đơn mà ứng dụng S Health cung cấp sẵn.
Lần đầu tiên một chiếc điện thoại thông minh có hỗ trợ cả cảm biến UV, nhằm có thể đo cường độ tia cực tím có hại cho làn da con người chúng ta. Người dùng sau khi bật tính năng đo tia cực tím thì cần hướng bộ phận cảm biến ở mặt sau lưng máy, vào đúng phía của mặt trời. Sau khi đã tiến hành đo đạc xong, màn hình sẽ xuất hiện một thang điểm gồm 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho các mối nguy hại từ tia cực tím đến làn da sức khỏe từ thấp đến cao. Từ đây, nếu mũi tên màu đen dừng ở mức màu xanh là ánh nắng mặt trời không nguy hại đến sức khỏe, còn chuyển sang đến màu tím góc bên phải thì ở mức tình trạng nguy hiểm, nên người dùng cần có biện pháp phòng tránh khi ra ngoài đường. Đây cũng là một tính năng cũng khá hay và mới lạ cho những ngày nắng gắt chói chang, đặc biệt hữu dụng cho các chị em phụ nữ phải đi xe máy hay đi bộ ra ngoài đường vào những hoàn cảnh ấy.
Cuối cùng, chỉ số BMI là một thước đo để xác định chỉ số cân nặng của bản thân người dùng, ở mức gầy hay bình thường hoặc là thừa cân béo phì dựa theo cách số liệu trọng lượng chia cho bình phương số liệu chiều cao của cơ thể. Từ đó, người dùng có thể xác định được tình trạng cân nặng của bản thân so với cân nặng chuẩn của mọi người trên thế giới.
Kết luận
Mặc dù Galaxy Note 4 được thiết kế để chuyên phục vụ cho công việc mọi lúc mọi nơi, sau đó là một thiết bị giải trí đa phương tiện khá tuyệt vời qua màn hình lớn và sắc nét. Điều khá bất ngờ từ ứng dụng S Health cùng các bộ cảm biến, đã tạo cho Galaxy Note 4 trở thành một thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe cho người dùng. Mặc dù, nhà sản xuất Samsung đã có khuyến cáo về độ chính xác về tính năng và thông số cảnh báo trên S Health của Galaxy Note 4 ở mức tương đối, thế nhưng trong quá trình tập luyện với ứng dụng này thì mọi thứ đều đều khiến cho người dùng cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào chiếc điện thoại này.