Các thế hệ "Thiên Hà S" theo thời gian.
Trở lại với năm 2011, ngay tại thời điểm Samsung ra mắt dòng Galaxy S đầu tiên của hãng. Đã có nhiều sự hoài nghi, thắc mắc về thiết bị này. Tại sao Samsung Galaxy S lại giống iPhone đến như vậy? Rồi tiếp tục đến thế hệ thứ hai của dòng Galaxy S là Samsung Galaxy S2. Được cho là có nhiều điểm tương đồng về thiết kế cũng như phần mềm với iPhone, cả hai thiết bị thuộc dòng Galaxy S của Samsung lúc bấy giờ đã dính vụ kiện đình đám với Apple.
Trải qua một thời gian dài sau kiện tụng, Samsung cũng phải trả cho Apple một khoản tiền phạt lên đến hơn 1 tỉ USD. Tuy nhiên, mức tiền phạt này thấp hơn nhiều so với mức tiền Apple yêu cầu bồi thường là 2 tỉ USD. Mặc dù thua kiện nhiều hơn thắng kiện, Samsung vẫn trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Thực tế, ngay khi thế hệ iPhone đầu tiên được ra đời và được cho là sản phẩm tiên phong cho làng công nghệ lúc bấy giờ. Khá nhiều hãng công nghệ đã bắt đầu chạy đua với Apple, hàng loạt các sản phẩm cao cấp đến từ các hãng danh tiếng được ra mắt và kì vọng là “iPhone-Killer”, song tất cả đều thất bại. Riêng chỉ Samsung lại đi theo một lối khác.
Samsung đã từng bị dính vào nghi án copy ý tưởng Apple.
Học hỏi thay vì sáng tạo
Có lẽ bạn đã từng nghe qua câu “nếu không thể cạnh tranh được bằng chính sức mình thì hãy bắt chước theo đối thủ”. Và Samsung gần như đã thực hiện giống với câu nói ấy. Thay vì ra mắt một sản phẩm mang tính đột phá và sáng tạo, Samsung lại chọn phương hướng là giới thiệu một sản phẩm gần giống với đối thủ của mình cả về thiết kế lẫn phần mềm, cộng với giá thành rẻ hơn. Điều này gần như đánh vào tâm lý của người dùng rằng dòng Galaxy S của hãng là một phiên bản iPhone chạy Android. Và trên hết, đối với những ai thích iPhone của Apple nhưng lại không thể trở đủ điều kiện tài chính để sở hữu thiết bị như mong muốn thì họ sẽ chọn Samsung. Tất nhiên, đó chỉ là quan điểm của một số ít người tiêu dùng.
Gây dựng hình ảnh mới trong con mắt người dùng
Thành công của Samsung còn đến từ marketing và PR vô cùng mạnh mẽ. Theo các báo cáo tài chính, số tiền mà hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc này chi cho việc quảng cáo lớn hơn rất nhiều so với số tiền để dùng cho việc nghiên cứu và sáng tạo. Một ví dụ điển hình vào năm 2012, Samsung đã chi 11,6 tỉ USD cho marketing. Trong khi đó, số tiền để chi cho R&D chỉ 1,3 tỉ USD. Cuộc cách mạng quảng cáo của Samsung lan rộng ở trên rất nhiều lĩnh vực , từ âm nhạc, phim ảnh đến các đại sứ thương hiệu ở các quốc gia… Tất nhiên, số tiền Samsung bỏ ra không phải nhỏ? Nhưng bù lại “Tam Tinh” đã thực sự thành công trong việc gây dựng lên hình ảnh của mình trong con mắt người tiêu dùng.
Các thiết bị của Samsung đã tạo được bản sắc riêng.
Đạt thành công nhất định, bắt đầu tạo phong cách riêng
Sau khi trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, vượt mặt Apple, LG… Samsung cũng thể hiện được “bản lĩnh” của mình rằng hãng không phải chỉ học hỏi mà thay vào đó, “Tam Tinh” vẫn có thể tạo được các sản phẩm tiên phong trên thị trường. Khởi đầu là chiếc Samsung Galaxy Note được ra mắt vào năm 2011 với màn hình lớn và chiếc bút S-pen độc đáo. Nhiều người từng hoài nghi rằng liệu sản phẩm này sẽ thành công hay lại “chết yểu” như một số thiết bị mang tính sáng tạo của các công ty khác. Tất nhiên, thời gian đã trả lời tất cả. Dòng Galaxy Note đã trở nên phổ biến đến nỗi, khi nhắc tới Samsung không thể không nhắc tới các thiết bị thuộc dòng Galaxy Note và cây bút S-pen trở nên “bất khả chiến bại”.
Ngoài ra, Samsung cũng dần thay đổi thiết kế của mình từ kiểu dáng đến giao diện Touchwiz truyền thống. Đơn cử là các sản phẩm từ năm 2012 cho đến nay đã mang đậm phong cách của Samsung. Song vẫn còn nhiều mặt hạn chế do hãng ra mắt quá nhiều thiết bị có kiểu dáng giống nhau, thiết kế chưa đẹp bằng các đối thủ khác cùng việc dùng chất liệu nhựa làm chủ đạo…
Samsung Galaxy Edge - Một sản phẩm đầy tính sáng tạo của Samsung.
Có thể nói điểm yếu nhất trên các thiết bị Samsung chính là phần thiết kế. Mặc dù với phong cách thiết kế bằng nhựa làm chủ đạo giúp người dùng cảm thấy thoải mái khi cầm trên tay nhưng bù lại, chính ngôn ngữ thiết kế này lại khiến máy trở nên kém sang trọng. Tất nhiên, Samsung đã mạnh dạn đổi mới các sản phẩm của mình. Bằng chứng, hãng đã cho ra mắt Samsung Galaxy Alpha, Samsung Galaxy Note 4 với viền bằng kim loại. Đặc biệt hơn là hai sản phẩm A3 và A5 vừa được ra mắt gần đây với chất liệu nhôm nguyên khối. Chính sự thay đổi này đã thể được sự quan tâm đến người dùng của Samsung cũng như sự mạnh bạo, dám thay đổi của hãng.
Thương hiệu "Galaxy Note" gần như "vô đối" với những tính năng tiện lợi.
Đưa nhiều tính năng mới mẻ lên các thiết bị của mình
Có lẽ nhiều khách hàng lựa chọn Samsung cũng vì các tính năng thông minh. Ngay từ chiếc flag-ship năm 2012 là Samsung Galaxy S3 của mình, Samsung đã đưa khá nhiều tính năng mà hãng quảng cáo rằng sẽ giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Điều này tiếp tục được duy trì cho đến các sản phẩm kế nhiệm. Dù có kha khá tính năng mà người dùng không bao giờ dùng đến, thậm chí là chưa từng biết đến, việc đưa nhiều tính năng vào các thiết bị cũng đã khiến Samsung tạo dấu ấn cho riêng mình. Tất nhiên, việc đem hàng loạt các tính năng vào một chiếc điện thoại cũng gây nên hiện tượng lag và giật trên các sản phẩm Samsung, đặc biệt là trên các thiết bị giá rẻ của hãng.
KẾT LUẬN
Dù chịu nhiều chỉ trích từ dư luận cũng như cộng đồng nhưng không thể phủ nhận Samsung đã làm rất tốt việc tạo dựng hình ảnh của mình. Có thể Samsung không phải là kẻ tiên phong như Apple., song hãng lại chính là kẻ tạo xu hướng trên thị trường, từ việc chạy đua cấu hình, kích cỡ màn hình và cả ở các tính năng thông minh. Cho nên, dù không thể trở thành ngôi vị số một, Samsung có thể chỉ là kẻ về nhì nhưng là một kẻ về nhì vĩ đại. Và theo một cách ngẫu nhiên, nếu người dùng không thể với tới ngôi vị số một, họ quyết định chọn kẻ về nhì như Samsung.
Ảnh: Internet
Danh sách các mẫu điện thoại Samsung được update Android 5.0
(Techz.vn) Các mẫu điện thoại nằm trong danh sách này đều đến từ những sản phẩm cao cấp nhất được Samsung giới thiệu trong năm 2013 và 2014.