Group IB nhận định rằng, việc tấn công vào trung tâm hệ thống các ngân hàng khiến cho nhiều máy ATM nhả tiền mặt cùng lúc, quá trình này được gọi là "touchless jackpotting". Những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công này bao gồm: Armenia, Estonia, Hà Lan, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha và Anh. Tuy nhiên, Group IB từ chối cung cấp tên các ngân hàng đã bị tấn công ở những quốc gia trên.
Dmitriy Volkov – chuyên gia đến từ Group IB cho biết rằng, thủ phạm có thể chiếm đoạt số tiền lên đến 400.000 USD/vụ nếu thực hiện thành công vụ cướp này. Ông Dmitriy Volkov cũng cho biết thêm rằng “ldquo;Kể từ năm 2013, chúng tôi đã chứng kiến các vụ tấn công xảy ra ở Nga. Đây là mối nguy cơ rất lớn. Những kẻ tấn công truy cập vào mạng lưới nội bộ và các hệ thống thông tin quan trọng của ngân hàng. Điều đó cho phép họ cướp ngân hàng”.
Hai nhà sản xuất máy ATM tên Diebold Nixdorf và NVR Corp cho biết rằng họ đã biết về nguy cơ này. Giám đốc cao cấp Nicholas Billett đến từ Diebold Nixdorf nhận định “Những kẻ tấn công đã tiến thêm một bậc mới về khả năng tấn công cùng lúc nhiều máy ATM. Ngay bản thân họ cũng thừa biết rằng, việc này sẽ nhanh chóng bị phát hiện, vì vậy chúng sẽ cố gắng cướp thật nhiều tiền bằng cách tấn công cùng lúc nhiều máy ATM trong khả năng trước khi tẩu thoát”.
Một bản báo cáo gần đây của Europol cảnh báo về sự gia tăng các mã độc hại tấn công máy ATM. Mặc dù phương thức sử dụng phần cứng để đánh cắp thông tin thẻ tại máy ATM vẫn phổ biến hơn. Giáo sư Alan Woodward, chuyên gia an ninh mạng Đại học Surrey cho biết rằng "Các phương pháp mới đang được thực hiện bằng cách tiếp cận vào hệ thống trung tâm ngân hàng, lây nhiễm và phát tán mã độc cùng lúc cho các máy ATM, vì thế số tiền bị đánh cắp rất lớn chỉ trong một thời gian ngắn". Với thủ đoạn tấn công mới này, vấn đề tìm ra thủ phạm sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các vụ cướp trước đây.
Tham khảo BBC