Ở Việt Nam, xe tải, xe đầu kéo (semi-truck) thường được ví như “hung thần”, tuy nhiên nó lại đóng góp vai trò to lớn trong ngành kho vận, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Dù là xe chở đồ điện tử tới các cửa hàng điện máy, xe vận chuyển nhiên liệu, hay chỉ đơn giản là chở rau củ quả tới một trung tâm phân phối lớn, không thể phủ nhận xe tải đóng vai trò quan trọng trong cỗ máy công nghiệp. Tàu hỏa và máy bay có thể xử lý công việc vận chuyển khẩn cấp nhất, nhưng chính những chiếc xe tải to lớn kềnh càng mới đảm nhiệm công việc chuyên chở hàng hóa mỗi ngày và thực hiện khâu cuối cùng trong một mạng lưới phân phối phức tạp.
Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc: Tại sao 18 bánh xe lại trở thành tiêu chuẩn của các dòng xe semi truck? Câu trả lời thật đơn giản: đó là cái gọi là “containerization” (côngtenơ hóa). Côngtenơ (Container) là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu container, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng. Container là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong ngành vận tải, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20.
Nhiều thập niên trước khi các mẫu xe tải 18 bánh xuất hiện trên thị trường và có mặt tại Walmart (Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới), khi đó hàng hóa được chuyên chở khắp thế giới trong những chiếc xe phân kiện. Thay vì đóng gói tất cả các mặt hàng trong một xe côngtenơ, các lô hàng được phân thành những kiện hàng riêng và được chất lên thuyền hay xe tải. Phương pháp vận chuyển kiểu này rất mệt mỏi và đòi hỏi nhiều nhân công, chưa kể mỗi lần một con tàu cập bến, người ta lại phải bày la liệt hàng hóa ra xung quanh để có thêm chỗ chứa hàng trên xe. Cuối cùng, hàng đã bốc dỡ sẽ được lưu trong kho trước khi các xe tải khác tới chở những món hàng đó đến địa điểm theo yêu cầu. Rõ ràng đó không phải một phương thức hiệu quả.
Dần dà, người ta bắt đầu nghĩ tới một phương pháp vận chuyển khác – côngtenơ hóa – bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào cuối thế kỷ 18 dưới hình thức thuyền hộp và xe ngựa kiểu Anh đi qua phà và chạy bằng than đá. Về cơ bản, các công ty vận chuyển thiết kế những thùng hộp lớn để chứa được nhiều đồ và xếp chồng lên nhau trên tàu viễn dương, sau đó sẽ được bốc dỡ. Từ đây, những thùng hộp đó có thể được để trực tiếp phía sau xe tải và được chở đến điểm nhận hàng.
Từ năm 1968 – 1970, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã đưa ra các tiêu chuẩn côngtenơ hóa quy định kích thước, trọng lượng và tiêu chuẩn chiều dài của container. Trong đó có 5 tiêu chuẩn được chọn, theo đó, hầu hết các container có chiều dài 6,1m, 12,2m và trung bình container 12,2m có thể chở 30 tấn Mỹ hàng hóa bên trong (tương đương 27.215 kg).
Tuy nhiên, chở hàng trọng lượng lớn sẽ chịu thuế đường bộ. Bộ Giao thông Hoa Kỳ đặt giới hạn 40 tấn Mỹ đối với trọng lượng tổng thực tế bao gồm cả bao bì, 6 tấn Mỹ cho trục lái, 10 tấn mỗi trục bánh xe và 17 tấn mỗi chi tiết tăng-đem (loại xe đạp có yên và bàn đạp cho hai hoặc nhiều người, người nọ ngồi sau người kia cùng nhau đạp). Để có thể dịch chuyển các container qua lại trên mặt đất, người ta cần thêm nhiều bánh xe và trục xe để đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên, nghĩa là các toa moóc tải trọng 30 tấn Mỹ cần ít nhất 3 trục và 12 lốp xe. Những xe tải lớn hơn cần trục thứ 3 ở mặt sau toa moóc, và các toa moóc được gắn trục thứ 2 gồm 4 bánh xe. Như vậy có thể thấy có tổng cộng 4 trục với 4 bánh xe ở mỗi trục, và một trục – trục lái – có 2 bánh, do đó tổng cộng một xe tải sẽ có 18 bánh xe.
Sơ đồ đơn giản của một chiếc xe tải 18 bánh: 1 cặp bánh dẫn hướng, 4 cặp bánh trục lái, và 4 cặp bánh ở rơ-móc kéo phía sau.
Liên hiệp các hãng xe tải và công ty vận chuyển đã tạo sức ép để Quốc hội Mỹ cho phép các bang tăng giới hạn trọng lượng của xe tải lên 45,5 tấn với 6 trục xe thay vì 40 tấn, 5 trục lúc bấy giờ. Đây được xem như biện pháp để giảm chi phí và tăng lượng hàng hóa trên mỗi chuyến xe. Các công ty vận chuyển thì cho rằng chừng nào trọng lượng hành lý phụ trội được áp dụng rộng rãi, khi đó sẽ không còn tổn thất cho đường bộ – và xe tải sẽ có 22 bánh thay vì 18 bánh tiêu chuẩn như hiện nay.