- Japan Display trưng bày màn hình siêu nét tại hội nghị FPD 2012
- 3 nhà mạng lớn nhất Nhật Bản thành lập hiệp hội Japan NFC Mobile
- Japan Display đã được thành lập
- Japan Display trình làng màn hình nét nhất thế giới
Thông tin nhanh cơ bản về ứng dụng JLPT N5 trong cuộc thi “Tỷ phú ứng dụng Windows Phone”.
Giao diện chính.
Sử dụng Giáo trình Minna no Nihongo làm nền tảng chính cho ứng dụng JLPT N5, giáo trình này được đông đảo người dùng yêu thích tiếng Nhật theo học. Giao diện ứng dụng JLPT N5 được tác giả chia làm 2 trang chính và 1 trang thông tin giúp người dùng dễ dàng thao tác trong quá trình học tiếng Nhật. Trang 1 là phần “Bài học” bao gồm: Bảng chữ cái; Tra cứu; Danh sách bài; Kanji. Trang 2 là phần “Luyện tập” gồm có 2 chuyên đề “Từ Vựng” và “Kanji”, cả 2 chuyên đề đều bao gồm phần “Ghi nhớ” và “Kiểm tra”.
Giao diện chính của ứng dụng JLPT N5 bao gồm các phần: bài học luyện tập; thông tin.
Trang 1: Phần Bài học.
Đối với người dùng mới bắt đầu học tiếng Nhật, điều đầu tiên là phải tập làm quen với bộ ký tự tiếng Nhật qua phần “Bảng chữ cái”. Chữ cái trong tiếng Nhật bao gồm 3 loại chính: Hiragana; Katakana và Kanji. Ngoài ra, còn hệ thống chữ Romaji là hệ thống phiên âm theo ký tự Latinh.
Trang 1: Phần Bài học – Mục Bảng Chữ cái.
Trong phần giao diện “Bảng chữ cái”, Ứng dụng JLPT N5 bao gồm phần hướng dẫn học chữ Hiragana và Takakana. Ngày trước, khi học ngoại ngữ, người học phải lỉnh kỉnh nào sách, nào vở, nào máy nghe…. Ngày nay, cụ thể là đối với ứng dụng JLPT N5, người học chỉ cần 1 chiếc điện thoại, thao tác trực tiếp lên màn hình để nghe cách phát âm từ vựng.
Đối với người học ngoại ngữ phần phát âm rất quan trọng, bởi nó dạy cho người học cách nói và nghe sao cho chuẩn xác. Đây là nền tảng cơ bản nhất trước khi vào học các bài tiếng Nhật đầu tiên. Tuy nhiên, để có thể nghe được phần phát âm này, người học bắt buộc phải tải thêm gói ngôn ngữ phát âm bằng tiếng Nhật trong phần cài đặt giọng nói trên máy.
Giao diện bảng chữ cái Hiragana bao gồm chữ viết kí tự Hiragana và Romaji.
Giao diện bảng chữ cái Katakana bao gồm chữ viết kí tự Katakana và Romaji.
Phần luyện tập cách viết chữ cũng là một yếu tố quan trọng đối với người học tiếng Nhật, tuy nhiên ứng dụng JLPT N5 lại bị khuyết đi phần này. Về cơ bản, chữ viết trong tiếng Nhật cần tuân thủ theo nguyên tắc viết như: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Chưa kể các kí tự Kanji đòi hỏi khắt khe hơn về quy trình nét viết sao cho đúng trình tự. Vậy nên, khi ứng dụng dạy tiếng Nhật thiếu đi phần này, sẽ khiến người học bị lung túng trong việc học cách viết.
Tiếng Nhật vốn được xem là một trong các ngôn ngữ khó học nhất, nên phần bài tập để kiểm tra lại vốn kiến thức sau những phần học là điều rất cần thiết. Trong phần “Kiểm tra bảng chữ” của ứng dụng JLPT N5 cũng có 2 phần bài tập, để kiểm tra tương ứng với 2 bảng chữ Hiragana và Katakana. Chẳng hạn người dùng khi chọn bảng chữ “Hiragana” thì trên màn hình sẽ lập tức xuất hiện một kí tự tiếng Nhật theo dạng bảng chữ Hiragana, phía dưới là 4 đáp án theo kiểu chữ Romaji để người học theo phương pháp trắc nghiệm.
Phần kiểm tra lại kiến thức đã học qua 2 bộ bảng chữ HIRAGANA và KATAKANA trên ứng dụng JLPT N5.
Trang 1: Phần Bài học – Mục Danh sách bài.
Lấy trọng tâm các bài học từ giáo trình Minna no Nihongo, trong phần “Danh sách bài” cung cấp cho người học 25 bài tất cả. Sau khi học hết các bài trên, người dùng có thể sử dụng được tiếng Nhật trong giao tiếp cơ bản hàng ngày.
Thêm một điều đáng tiếc nữa là trong các bài học trên lại không hỗ trợ hệ chữ Romanji, khiến cho những người mới bắt đầu làm quen với tiếng Nhật sẽ khó khăn hơn nếu học tiếng Nhật duy nhất chỉ qua ứng dụng này.
Trong phần bài học, bố cục của một bài được chia làm 3 phần: Từ vựng; Ngữ pháp; Hội thoại, được bố trí khá hợp lý cho người học. Ở phần Từ vựng, các kí tự trong bài học thuộc hệ chữ Hiragana hay Katakana sẽ hiển thị màu xanh, tiếng Việt sẽ hiển thị màu trắng, còn màu đỏ là kí tự Kanji. Ở bất cứ mẫu từ vựng nào cũng có một biểu tượng âm thanh, khi người học chạm vào biểu tượng này, sẽ được nghe cách phát âm của từ vựng đó.
Giáo trình Minna no Nihongo gồm có 25 bài học bao gồm: Từ vựng; Ngữ pháp; Hội thoại.
Trong phần “Ngữ pháp”, tác giả đặt kiểu chữ màu xanh cho phần cấu trúc ngữ pháp, màu trắng là phần trình bày và giải thích bằng tiếng Việt. Trong phần “Hội thoại”, tiêu đề bài Hội thoại được hiển thị màu xanh, còn nội dung bài hội thoại được hiển thị màu trắng. Có cả phần âm thanh trong các bài hội thoại giúp người học làm quen với cách phát âm trong khi hội thoại bằng tiếng Nhật.
Đánh giá thực tế cho thấy, nếu xét trên nền Windows Phone, ứng dụng JLPT N5 có bố cục tương đối rõ ràng và nội dung học tương đối đầy đủ. Nhưng nếu so với các hệ điều hành khác, ứng dụng JLPT N5 cũng không thực sự nổi trội, bởi chỉ riêng hệ điều hành Android cũng đã có không ít phần mềm chuyên về học tiếng Nhật có nội dung tương tự như trên.
Trang 1: Phần Bài học – Mục Kanji.
Chữ viết Kanji có thể được xem là phần khó nhất của tiếng Nhật đối với người mới học, nhưng là phần hữu ích cho người đã có số lượng kiến thức nhất định, cũng có thể nói là bắt buộc đối với văn viết của người Nhật. Do đó, ứng dụng JLPT N5 cũng đã trang bị cho người học 7 bài đề tài khác nhau như: Số lượng; Con người; Thời gian; Vị trí; Động từ; Tính từ; Danh từ.
Do chữ viết Kanji bắt nguồn từ chữ Trung Quốc nên là dạng chữ tượng hình, người học nào đã thông thạo tiếng Trung Quốc sẽ dễ dàng theo học được chữ viết Kanji trên tiếng Nhật. Giao diện trong phần bài học và bài kiểm tra về chữ viết Kanji nhìn tương đối ổn, giống như trong các cuốn từ điển Kanji, cũng tương đối dễ dàng cho người học tiếng Nhật.
Kí tự Kanji là phần khó học nhất đối với những ai đang theo học tiếng Nhật, người học cần quan sát kĩ từng câu chữ và cố gắng học thuộ lòng thì mới có thể học tốt được.
Trang 1: Phần Bài học – Mục Tra cứu
Trong quá trình học tiếng Nhật qua ứng dụng JLPT N5, người học nên tận dụng phần “Tra cứu”. Tính năng này hoạt động tương tự như từ điển, nhằm giúp người học có thể tra cứu nhanh chóng qua lại giữa từ vựng và Kanji cùng với ngữ pháp tiếng Nhật. Điều này thật sự hữu ích cho người học trong quá trình ôn lại bài cũ, cũng có thể đơn giản là tra cứu nghĩa của từ vựng hoặc ngữ pháp đối với nội dung tiếng Nhật đọc được ở đâu đó trên web hay sách báo.
Hãy luôn sử dụng tính năng “Tra cứu” trong quá trình học tiếng Nhật, để hiểu đúng ý nghĩa của từ vựnghoặc học cách đặt câu cho thật chính xác.
Trang 2: Phần Luyện tập.
Học bất cứ ngoại ngữ nào cũng thế, việc làm bài tập sẽ giúp nhớ bài và nhớ từ vựng hơn. Chính vì điều này mà tác giả cũng đã bổ sung phần luyện tập bao gồm từ vựng cho 25 bài. Đồng thời, bài tập về Kanji bao gồm 7 chủ đề, tất cả đều là những từ đã có mặt trong các bài học ở phần trước đó.
Phần luyện tập bao gồm từ vựng cho 25 bài theo giáo trình tiếng Nhật trên sách.
Trang 2: Phần Luyện tập – Mục Từ vựng
Như đã nói ở trên, phần luyện tập “Từ vựng” bao gồm 2 phần “Ghi nhớ” và “Kiểm tra”.
Phần “Ghi nhớ” được chia thành từ vựng của 25 bài. Với phần Kiểm tra, người học sẽ có 2 sự lựa chọn bao gồm kiểm tra “Theo từ” hoặc “Theo nghĩa”.
Luyện tập là phần không thể thiết đối với người học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật.
Kiểm tra “Theo từ” nhằm mục đích test nhanh từ vựng theo hướng từ Nhật sang Việt. Theo đó, trên màn hình chỉ hiển thị từ vựng tiếng Nhật, và người học phải cố gắng nhớ ra nghĩa tiếng Việt của từ đó là gì.
Kiểm tra “Theo nghĩa” giúp test nhanh từ vựng theo hướng từ Việt sang Nhật. Theo đó, trên màn hình chỉ hiển thị từ vựng tiếng Việt, và người học phải cố gắng nhớ ra chữ tiếng Nhật của từ đó là gì.
Phần “Kiểm tra” cũng được chia thành từ vựng của 25 bài. Giao diện bên trong từng bài học, bao gồm kiểm tra “Theo từ” hoặc “Theo nghĩa”. Điểm khác biệt đối với phần “Kiểm tra” là người học sẽ làm bài tập theo phương pháp trắc nghiệm.
Trang 2: Phần Luyện tập Kanj – Mục Từ vựng
Phần luyện tập Kanji này được thiết kế hoàn toàn giống phần luyện tập Từ vựng.
Giao diện phần luyện tập Kanji trực quan giúp người học dễ dàng nhớ được mặt chữ kí tự.
Phần bài tập này, về hình thức, hoàn toàn giống với phần Kiểm tra Bảng chữ tại Trang 1: Phần Bài học – Mục Bảng Chữ cái. Thiết nghĩ, phần Kiểm tra Bảng chữ này nên được đưa về Trang 2 để mang tính đồng bộ với phần Luyện tập, trả lại cho Trang 1 đúng bản chất của nó là Bài học.
Nhận xét.
Ứng dụng JLPT N5 được ra mắt trong cuộc thi “Tỷ phú ứng dụng Windows Phone” do Microsoft Việt Nam tổ chức, với tác giả chính là người Việt Nam tên Lê Quang Sơn. Ứng dụng khá tốt vì đáp ứng được nhu cầu học tiếng Nhật càng ngày càng tăng. Đặc biệt hơn trong bối cảnh hệ điều hành Windows Phone hỗ trợ ứng dụng học tiếng Nhật khá ít, trong khi ứng dụng JLPT N5 là ứng dụng song ngữ Nhật – Việt, nên thuận lợi hơn rất nhiều khi so với ứng dụng song ngữ Nhật – Anh.
Hạn chế lớn nhất của JLPT N5 nằm ở việc thiếu hỗ trợ hệ chữ Romaji. Đây là một trong những phần rất quan trọng cho những người mới bước đầu làm quen với tiếng Nhật.