Liên quan đến vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nữ bệnh nhân xuống sông Hồng, thợ lặn, người nhà, cũng như cơ quan điều tra vẫn đang tìm kiếm xung quanh khu vực chân cầu Thanh Trì. Tuy nhiên, chỉ ít ngày nữa, nước sông sẽ vào mùa cạn, nhiều chỗ trơ đáy. Việc không tìm thấy thi thể của nạn nhân tiếp tục làm dấy lên những nghi ngờ về hành vi phi tang của Nguyễn Mạnh Tường.
- Vụ TMV Cát Tường: Kẻ trộm iPhone sẽ nhận tội nặng nhất
- Đã có kết quả báo cáo vụ TMV Cát Tường trình lên Thủ tướng
- Vụ VMV Cát Tường: Phi tang xác là tình tiết tăng nặng
- Đàm Vĩnh Hưng sẽ bị xử phạt vụ hóa trang 'bác sĩ Cát Tường'
- Bác sĩ Cát Tường đã dùng thuốc làm tan xác?
- Người nhà BS Tường đến gia đình chị Huyền xin giảm nhẹ tội
Sông Hồng mùa trơ đáy
Vào mùa cạn, mực nước sông xuống rất thấp, có chỗ lòng sông chỉ còn sâu hơn 1m, thậm chí cạn trơ đáy.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dòng chảy toàn mùa đông xuân năm 2012-2013 ở hạ lưu sông Hồng nhỏ hơn mức trung bình nhiều năm khoảng 10-30%, Đặc biệt những năm gần đây, lượng nước sông Hồng vào mùa cạn còn có xu hướng thấp hơn những năm trước. Tháng 11/2009, mực nước sông Hồng xuống thấp đến mức kỷ lục trong 107 năm.
Một ngư dân tên Tình, ngoài 40 tuổi, sống trên thuyền tại khúc sông dưới chân cầu Thanh Trì, có con trai và người nhà tham gia đội thợ lặn tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền suốt nhiều ngày qua, chia sẻ: "Cứ vào mùa đông, nước sông Hồng xuống rất thấp. Cả đời tôi ở đây, đủ kinh nghiệm để thấy chỉ khoảng nửa tháng nữa là nước sông vào mùa cạn, có những chỗ quanh cầu Thanh Trì sẽ trở thành bãi cát".
Anh Nguyễn Văn Thanh (Tổ 2 phường Phúc Tân, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng là một người nhiều năm làm việc phúc vớt xác tại khúc sông Hồng qua cầu Long Biên cho biết: “Nếu như vào mùa lũ, đặc biệt vào tháng 6, tháng 7, thì chỉ một ngày, thậm chí vài tiếng cũng có thể trôi ra đến cửa biển và mất xác. Nhưng hiện tại, đang là mùa dần cạn, nước chảy chậm, hướng gió bất ổn nên không thể có khả năng trôi ra biển”.
Anh Thanh cũng chia sẻ, thường nạn nhân chết đuối chỉ 3 đến 5 ngày là nổi, trong trường hợp đến 20 ngày ngâm nước, giờ có may mắn mà tìm được, chắc cũng chỉ thấy xương.
Được biết, ngày 5/11, gia đình nạn nhân vẫn kiên trì thuê thợ lặn tìm kiếm khu vực cách chân cầu Thanh Trì khoảng 500m. Ngày 6/11, cơ quan điều tra phối hợp với gia đình sử dụng lưới cào để tìm kiếm nhưng vẫn không mang lại hiệu quả.
Trước thực tế mùa nước cạn sắp đến, có nhiều chỗ trơ đáy, liệu những biện pháp tìm kiếm này có phải là vô ích?
Nảy sinh những nghi vấn
Cùng với việc không thể tìm được thi thể của chị Huyền và khúc sông Hồng chân cầu Thanh Trì cũng đã được thợ lặn xới tung, những giả thiết của độc giả, dư luận về tính chân thực lời khai của Nguyễn Mạnh Tường ngày càng nhiều hơn.
Độc giả Hoàng Nguyên thắc mắc: “Tại sao ông bác sỹ lại cần đến sự tham gia của bảo vệ Khánh vào việc cùng đi vứt xác (một thanh niên còn trẻ) mà ông ấy không đi một mình để có thể giấu được việc phi tang? Đây có lẽ cũng là thủ đoạn của bác sĩ Tường? Trong điều tra không nên tập trung vào một hướng, làm mất nhiều thời gian”.
Tàu chở thợ lặn, người thân cập bến để tranh thủ nghỉ trưa ngày 25/10, đầu giờ chiều, họ tiếp tục cuộc tìm kiếm. |
Độc giả Khoi Nguyen chia sẻ: “Tại sao không nghĩ đến tình tiết bác sỹ Tường đem chôn xác chị Huyền ở một nơi nào đó. Sau đó tạo hiện trường giả như sau: tạo đồng phạm là tên Khánh, để Khánh khai với công an theo những tính toán sẵn của Tường.
Thứ nhất, dừng lại mua 4 túi ni lông để cho tên Khánh khai với công an tình tiết này, tên Khánh không cùng với tên Tường bỏ xác chị Huyền vào bao ni lông, tên Tường không bỏ xác chị Huyền vào bao ni lông mà bỏ các vật nặng vào. Sau đó hắn gọi tên Khánh cùng vác 4 túi ni lông ra xe. Xe chạy đến cầu Thanh Trì thì tên Tường bảo tên Khánh ra đứng cảnh giác cho tên Tường đem 4 túi ni lông vứt xuống sông.
Thứ hai, nếu trong quá trình vứt 4 túi ni lông xuống sông có người nhìn thấy thì đó cũng là nhân chứng để tạo thêm chứng cứ là tên Tường có vứt chị Huyền xuống sông. Còn Khánh thì ngây ngô không hiểu được mưu đồ của tên bác sỹ?
Trong khi đó, độc giả Lê thị Hồng có góp ý: “Bác sỹ Tường có thể đem thi thể nạn nhân bỏ vào nhà máy xử lí chất thải của bệnh viện rồi lập hiện trường giả?”
Một bạn đọc tên Quân Phi chia sẻ: “Giả thiết Bs Tường không ném xác nạn nhân xuống sông mà đem đi chôn ở đâu đó (như trong rừng hoặc có rất nhiều chỗ khác) thì làm sao mà mò được dưới sông Hồng? Tay Bs đã có khá nhiều thời gian để xóa hiện trường thì ắt cũng có mưu để thừa khả năng che đậy xác nạn nhân!”
Ông Phạm Đức Quang (cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy- chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) dùng ống nhòm và đèn pin tìm kiếm thi thể chị Huyền trong đêm |
Anh Mạnh - thợ lặn tham gia tìm kiếm thi thể nạn nhân trong vụ việc cho biết thêm: "Tôi đã từng hỗ trợ một cuộc điều tra tương tự. Vụ đó, hung thủ sau khi giết người đã rạch bụng nạn nhân, cho vào bao tải rồi mới ném xuống sông. Với hành động đó, chiếc bao tải chứa xác nạn nhân sẽ không bao giờ nổi được mà chỉ trôi ngầm dưới dòng sông. Thậm chí, khả năng bị vùi dưới bùn cát là rất lớn. Đến lúc đó có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được cái xác”.
Gia đình nạn nhân vẫn tìm dù hi vọng nhỏ nhất
Chung suy nghĩ với độc giả, gia đình nạn nhân cũng có rất nhiều nghi vấn với lời khai của bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường. Ông Phạm Đức Quang (cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) đã từng chia sẻ: “Gia đình chúng tôi đã làm mọi biện pháp có thể, trên mặt sông và dưới đáy sông. Điều chúng tôi mong mỏi nhất là một lời khai chính xác, để việc tìm kiếm thi thể cháu thuận lợi hơn”.
Trong khi đó, sáng 5/11, rất nhiều người thân của chị Huyền có mặt tại chân cầu Thanh Trì để tiếp tục tìm kiếm. Một người chú của nạn nhân cho biết: “Dù là hi vọng nhỏ nhất, chúng tôi sẽ tìm bằng được thi thể của cháu về với gia đình”.
Mời bạn xem thêm: Camera giao thông sẽ tố nghi can Nguyễn Mạnh Tường
Hồng Long (ĐV)