Blog công nghệ

Những doanh nghiệp TMĐT bật bãi khỏi VN và cái giá của sự thất bại

Lời từ biệt của Beyeu và Deca: Những cái chết từ trong trứng nước

Từng được xem là những viên “ngọc trong đá”, thế nhưng cả 2 startup đình đám của làng thương mại điện tử Việt là Beyeu và Deca đều đã phải sớm nói lời từ biệt vào cuối năm 2015. Đây là những đòn đau đánh vào những người làm thương mại điện tử Việt Nam khi mà cả 2 doanh nghiệp này đều được sự hậu thuận của những doanh nghiệp tên tuổi, kèm theo đó là những nhà đầu tư uy tín.

Đáng tiếc nhất trong trường hợp này là vấn đề của Deca khi mà đứa con của Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h đã đạt được những thành công nhất định. Nắm trong tay số lượng người sử dụng khá lớn và từng một thời được coi là kẻ ngáng đường đối với Lazada, thế nhưng tất cả đều cảm thấy bất ngờ khi Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h quyết định đóng cửa Deca rất nhanh và dứt khoát.

Không có một lời giải thích nào được đưa ra trong chuyện này. Ông Phan Minh Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tuyến 24h thậm chí còn tuyên bố: "Về tiền bạc, chúng tôi vẫn rất dồi dào nhưng quyết định không theo đuổi dự án kinh doanh này nữa".

Với trường hợp của Beyeu, dự án startup này cũng nhận được kỳ vọng rất lớn khi mà Project Lana – đơn vị sở hữu Beyeu từng vô cùng thành công với Webtretho. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng nhận được nguồn tiền đầu tư từ IDG Venture – một trong những đơn vị rất tiếng tăm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.

Nhận được sự hẫu thuẫn lớn đến vậy mà Beyeu cũng phải đầu hàng trên mảnh đất đầy tiềm năng, kèm theo đó là một lời nhắn nhủ khiến nhiều người chua xót: "Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng”.

Lazada bán mình, cơ hội nào cho Alibaba

Ngay sau sự rút lui của Deca và Beyeu, một thương vụ khác cũng làm chấn động thị trường thương mại điện tử Việt Nam khi Alibaba của tỷ phú Jack Ma mua lại thành công Lazada từ tập đoàn Rocket Internet. Đây là một điều rất bất ngờ bởi Lazada chính là một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử nổi tiếng nhất tại thị trường các quốc gia Đông Nam Á với thể loại sản phẩm rộng khắp, từ đồ gia dụng, quần áo cho đến mỹ phẩm và các mặt hàng điện tử tiêu dùng.

Theo thoả thuận đã được ký kết, tập đoàn siêu thị Tesco của Anh cho biết họ đã bán lại 8,6% cổ phần trong Lazada cho Alibaba với giá 129 triệu USD, và còn giữ lại 8,3% cổ phần. Công ty đã sáng lập nên Lazada là Rocket Internet của Đức cũng bán lại 9,1% cổ phần với giá 137 triệu USD, giữ lại 8,8% cổ phần. Không chỉ dừng lại ở đây, thoả thuận đã ký kết giữa Alibaba và các cổ đông của Alibaba còn cho phép họ có thể mua lại toàn bộ cổ phần của công ty này trong vòng 12 – 18 tháng tới.

Với việc thâu tóm Lazada, Alibaba của tỷ phú Jack Ma đang đặt một nền móng quan trọng trong việc tiếp cận thị trường các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự kiện này cũng đánh dấu một bước ngoặt đáng kể tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam, khi những tập đoàn chuyên xây dựng nền tảng như Rocket Internet chấm dứt sự hiện diện của mình tại thị trường các quốc gia Đông Nam Á.

Trước khi bán cổ phần tại Lazada, các sản phẩm khác của Rocket Internet tại Việt Nam như Foodpanda, Easy Taxi hay Zalora cũng đã từng bước đóng cửa hoặc bị đem rao bán. 

Có thể thấy rõ động cơ của Jack Ma khi tìm cách khống chế thị phần của Lazada. Vị tỷ phú người Trung Quốc muốn biến Lazada thành cầu nối để hàng hoá đại lục có thể tiến sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á.

Bên cạnh việc việc mua lại Lazada, Alibaba đang cho thấy tham vọng xây dựng nên một hệ sinh thái thương mại điện tử của chính mình với việc sở hữu kênh bán sỉ (Alibaba.com), bán lẻ (Taobao và Lazada), logistics (SingPost và bộ phận logistics riêng của Lazada) và thanh toán (HelloPay). Câu hỏi đặt ra ở thời điểm hiện tại là liệu Jack Ma và Alibaba sẽ làm gì để kết nối được các kênh đó lại với nhau, hòng chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại điện tử tại khu vực châu Á? Liệu công ty đến từ Đại Lục sẽ gặt hái được thành công tại Việt Nam giống như những gì mà họ đã làm được tại thị trường Trung Quốc hay sẽ lặng lẽ rút đi như cái cách mà Deca và Beyeu đã từng làm?

 

Viettel, Vinamilk rủ nhau vào top thương hiệu Việt trị giá tỷ USD

(Techz.vn) Tổng giá trị ước tính của 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam ước đạt khoảng hơn 7 tỷ đô la Mỹ. rn