Doanh nghiệp

Bloomberg: Samsung đã biến những người nông dân thành thương gia có thu nhập 1,5 tỷ mỗi năm

 

"Cuộc sống của chúng tôi đã được cải thiện đáng kể từ khi Samsung đến. Tôi giờ muốn mua một chiếc xe hơi để những đứa con chở tôi đi đâu đó chơi."


Từ cách đây 7 năm, Tập đoàn điện tử Samsung đã đến xây dựng nhà máy trên những cánh đồng trồng lúa ở Bắc Ninh và bắt đầu sản xuất ra những chiếc điện thoại thông minh phục vụ cho thị trường toàn cầu của họ. Đợt xuất hàng mới nhất bao gồm cả mẫu điện thoại Galaxy Note 7 cũng như nhiều sản phẩm khác mà họ ra mắt, đều được sản xuất tại các nhà máy này. Những món hàng công nghệ cao cấp này đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngôi làng buồn tẻ mà chị Dung cùng nhiều người khác đang ở, biến nó thành một trung tâm xuất khẩu lớn thứ nhì Việt Nam, chỉ sau TP. HCM.

Samsung_Vietnam_1.jpg
Chị Dung trước đây là nông dân, giờ đây thuê mặt bằng gần nhà máy Samsung bán tạp hóa, thu nhập dự kiến năm nay khoảng 1,5 tỷ đồng.


Chị Dung nay đã 57 tuổi, bây giờ đang thuê mặt bằng để bán đồ tạp hóa cho các công nhân làm trong nhà máy của Samsung. Chị Dung chia sẻ: "Cuộc sống của chúng tôi đã được cải thiện đáng kể từ khi Samsung đến. Tôi giờ muốn mua một chiếc xe hơi để những đứa con chở tôi đi đâu đó." Được biết chị dự tính năm nay thu nhập vào khoảng 1,5 tỷ đồng (tương đương 68.000 đô).

Samsung Electronics cùng các công ty con của họ đã xây dựng nên một khu vực thị trấn nhà máy công nghiệp với 45.000 lao động trẻ và hàng trăm nhà cung cấp linh kiện từ nước ngoài. Đây được xem như một phiên bản thu nhỏ của các tập đoàn gia đình trị (chaebol) vốn kiểm soát gần như toàn bộ nền kinh tế của Hàn Quốc. Các khoảng đầu tư này vô tình lại là một điều may mắn đầy bất ngờ cho các doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Nhờ đó mà hơn 2000 khách sạn và nhà hàng đã mở ra từ năm 2011 đến 2015 và theo báo cáo từ Cục thống kê tỉnh thì đầu tư của Samsung đã giúp thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tăng cao gấp 3 lần so với mức trung bình toàn quốc.

Giám đốc viện kinh tế xã hội Bắc Ninh, ông Nguyễn Phương Bắc cho biết: "Mối đầu tư của Samsung đã tạo nên bước đột phá trong sự tăng trưởng kinh tế của không chỉ Bắc Ninh mà của cả quốc gia. Điều đó đồng thời còn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của cả nước." 

Samsung thì diễn tả giai đoạn đầu của kế hoạch sản xuất tại Việt Nam là nhằm kế thừa một phần việc sản xuất của hãng tại Trung Quốc vốn đã mất đi nhiều nhà sản xuất hàng may mặc, điện tử và hàng tiêu dùng bởi giá nhân công và chi phí tăng cực kỳ cao những năm gần đây. Được biết Samsung Electronics đã mở nhà máy đầu tiên của họ tại Trung Quốc vào năm 1992.

Trước khi Samsung đến, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động Việt Nam có 593 triệu đô, năm ngoái là 33 tỷ đô


Không chỉ đầu tư trên quy mô nhỏ mà người ta cho rằng hiện Samsung đã đặt cược lớn vào Việt Nam. Giờ đây, những chiếc xe bus trắng vẽ logo xanh Samsung giờ đây đang lướt qua những con đường, xung quanh là những con trâu đang gặm cỏ. Những chiếc xe tải của hãng vận chuyển các mẫu Galaxy từ nhà máy của hãng, đi qua đường cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài vốn được mở đồng thời với hoạt động của công ty - để tới sân bay Nội Bài, nơi hãng yêu cầu cả một ga hàng hóa riêng. 

Mới đây, Samsung được báo cáo rằng đã nộp đơn yêu cầu miễn thuế nhập khẩu cho những lô Galaxy Notes 7 bị lỗi, gởi trở về nhà máy để kiểm tra lại. Đồng thời, những chiếc Notes 7 sau khi kiểm tra xong, xuất ra khỏi nhà máy cũng được hãng yêu cầu miễn thuế. (tương tự như chính sách thuế của hàng tạm nhập tái xuất).

Samsung_Vietnam_2.jpg

Hiện có hơn 856 hãng nước ngoài có liên quan tới Samsung đang đầu tư vào Bắc Ninh với tổng số vốn 11,9 tỷ đô. Các nhà đầu tư nước ngoài giờ đây đã chiếm khoản 60% nền kinh tế địa phương. Riêng Samsung đã đầu tư tổng cộng 15 tỷ đô vào Việt Nam để biến đây trở thành nước xuất khẩu sản phẩm đơn lẻ lớn nhất thế giới, xuất được tổng giá trị 33 tỷ đô hàng điện tử vào năm ngoái. Trong khi trước khi Samsung đến, tổng kim ngạch xuất khẩu di động và các sản phẩm truyền thông khác chỉ có 593 triệu đô.

Bên cạnh nhà máy tại Bắc Ninh, Samsung cũng đã vận hành các nhà máy Thái Nguyên và TP. HCM với hơn 130.000 lao động địa phương. Hãng cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh nền kinh tế tại Việt Nam và kế hoạch mở rộng phụ thuộc vào người tiêu dùng, xu hướng thị trường." Nhà kinh tế học Scott Rozelle tại Đại học Stanford cho biết "Chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của Việt Nam đòi hỏi nước này phải là một điểm dừng chân của các nhà đầu tư. Điều này tạo nên hiệu ứng tràn khiến cho tất cả mọi người đều phải làm việc."

Em họ của chị Lan khi chạy xe ôm, bây giờ chuyển sang chở hàng cho quán ăn trong nhà máy Samsung và gần đây, anh mua được mảnh đất 1,2 tỷ, định xây khách sạn kinh doanh

Phó giáo sư kinh tế Wilfrid Laurier tại đại học Waterloo, Ontario, Canada việc chuyển từ các cánh đồng trồng lúa sang dây chuyền sản xuất công nghiệp đã giúp những người nông dân có lương cao hơn, lợi ích an sinh xã hội cao hơn, trợ cấp nhiều hơn, công viẹc ổn định hơn. Theo số liệu nghiên cứu từ McCaig thì người lao động có thể gởi một phần thu nhập của họ về cho gia đình và theo số liệu thống kê thì số tiền này chiếm 7% thu nhập nông thôn.

Lê Thị Hoa, một công nhân 22 tuổi tại dây chuyền sản xuất của Samsung cho biết: "Hãng cung cấp điều kiện lao động rất tốt cho công nhân. Tôi có thể mua sắm rau củ quả tại các chợ trờ gần nhà máy. Chúng tôi tìm thấy lợi ích ở đây, bao gồm cả bảo hiểm sức khỏe, đi nghỉ mát miễn phí chung với công ty." Hiện không chỉ có Việt Nam mà còn có một số quốc gia khác, bao gồm Bangladesh, Thái Lan và Indonesia cũng muốn đảm nhận công việc sản xuất cho Samsung vốn trước đây thực hiện bởi các nhà máy Trung Quốc. Bloomberg cho rằng thực tế cho thấy Samsung đã đặt Việt Nam là nước đứng đầu trong nhóm này. 

Nếu Việt Nam đi theo mô hình của Trung Quốc thì cần phải phát triển kế hoạch hỗ trợ những nhà cung cấp địa phương nhằm cung cấp được những linh kiện cao cấp hơn thay vì chỉ cung cấp những dịch vụ cơ bản như đóng gói. Ông Bắc cho biết: "Nếu chúng tôi không thể tham gia vào chuỗi cung ứng với những sản phẩm giá trị cao, nền kinh tế của chúng tôi sẽ phụ thuộc nhiều vào những công ty ngoại quốc và những công ty nội địa sẽ thu về lợi ích rất giới hạn."


Samsung_Vietnam_4.jpg
Được biết Samsung đã ký hợp đồng với 200 công ty tại Việt Nam. Trong khi đó thì người dân tại Bắc Ninh đang cố gắng thu lợi do Samsung mang lại. Một người em họ của chị Lan khi xưa kiếm sống bằng nghề xe ôm, bây giờ công việc là chở rau quả, trứng và thịt cho một quán ăn mở cửa suốt ngày đêm tại nhà máy Samsung. Lan cho biết: "Em họ của tôi vừa mua được một mảnh đất giá 1,2 tỷ và định xây khách sạn lên đó."

 

Samsung bị lao dốc vì tình trạng ngưng bán, thu hồi Galaxy Note 7

(Techz.vn) Thời điểm hiện tại, cổ phiếu Samsung đã bị giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm qua, sau khi hãng hàng không, nhà quản lý từ Mỹ cho đến châu Âu đưa ra cảnh báo không cho khách hàng mang Galaxy Note 7 lên máy bay.

 

Theo Tinh Tế.