Điện thoại

Bộ vi xử lý 64-bit liệu có thực sự cần thiết trên thiết bị di dộng?

Thực tế, sau một năm đưa vào sử dụng, Apple A7 đã gây ra được một hiệu ứng đáng kể với ngành công nghiệp di động đồng thời gia tăng vị thế của “Quả táo” trong làng công nghệ quốc tế. Qualcomm cũng đã từng cho rằng “ Ở thời điểm này, khi mà RAM trên thiết bị di động chưa đạt đến cột mốc 4 GB thì việc trang bị chip 64-bit là thực sự không cần thiết”. Tuy nhiên, chưa đến một năm sau họ cũng đã cho ra mắt một vi xử lý 64-bit, Snapdragon 410. Vậy, có phải là do Qualcomm nhận ra được tầm quan trọng của một chip xử lý 64-bit thực thụ hay chỉ là một sự khoe mẽ với thế giới rằng: ”chúng tôi cũng có thể làm được SoC 64-bit”? Vi xử lý 64-bit liệu có thực sự cần thiết?

Apple luôn chọn đúng con đường mà họ đang đi.

SoC sử dụng kiến trúc 64-bit vẫn đang được âm thầm phát triển

Sau một năm chính thức trình làng, Apple A7 đã để lại những tiếng vang đáng kể trong giới công nghệ, không chỉ bởi nó là vi xử lý di động đầu tiên sử dụng kiến trúc 64-bit mà còn nằm ở hiệu năng xử lý tuyệt vời. Nhiều chuyên gia cho rằng việc chạy một SoC 64-bit trên một hệ thống chỉ sở hữu 1 GB RAM sẽ không đem lại quá nhiều hiệu quả đồng thời sẽ đem lại một sự khó khan cho các nhà phát triển ứng dụng. Song, thực tế cho thấy, A7 nói riêng hay Apple nói chung đang lựa chọn một hướng đi cực kỳ đúng đắn.

Apple A8 – một minh chứng cho sự thành công của SoC 64-bit.

Ngày nay chúng ta không còn xa lạ với khái niệm “tương thích ngược” nữa, bởi các công nghệ ra sau dù có tiên tiến tới đâu cũng cần phải tương thích với các chuẩn cũ để tránh bị loại bỏ một cách nhanh chóng hoặc để người dùng thích nghi tốt hơn. SoC 64-Bit cũng thế, nó vẫn sẽ tương thích với các ứng dụng trên nền tảng cũ, chỉ là việc tối ưu mà thôi. Hiểu được điều đó, Apple đã nhanh chóng đưa cho bên thứ ba bộ Xcode để có thể nhanh chóng đưa các ứng dụng của họ vào môi trường 64-bit tiên tiến. Vì thế, chúng ta vẫn sở hữu một thiết bị vượt trội hơn các thế hệ trước là iPhone 5S. Đây cũng chính là điều khiến cho các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới phải nhìn lại.

Một nguyên nhân khác đó là việc AMD cho ra mắt ARM 64-bit có thể tối ưu theo nhu cầu của các nhà phát triển, khác với ARMv8 mà Apple sử dụng cho A7 và gần đây nhất là A8 trên iPhone 6, kiến trúc mới sẽ giúp các nhà phát triển có được sự linh động hơn cho SoC của họ. Bởi thế mà, Qualcomm, Nvidia và MediaTek cũng đã và đang phát triển một vi xử lý 64-bit cho mình, riêng Samsung hiện chưa có một động thái nào liên quan đến việc này.

Android L, một tác động lớn đến cuộc đua 64-bit

Không chịu ngồi yên nhìn đối thủ tối ưu hệ điều hành hỗ trợ 64-bit, Google đã sẵn sang nhảy vào cuộc, đầu tiên sẽ là Android L, tiếp đó là khái niệm mới là Android Silver. Thực tế, nếu sử dụng chip 64-bit (ví dụ như Snapdragon 410 trên HTC Desire 510) trên nền tảng mới nhất hiện nay là KitKat 4.4 cũng không nhận thấy một sự hiệu quả nào, cho dù là nhỏ nhất. Điểm tích cực duy nhất đó là kiến trúc ARMv8 được áp dụng trên Snapdragon 410 cho khả năng tiết kiệm năng lượng tuyệt vời dẫu biết rằng đây chỉ là một SoC tầm trung.

Android L là chất xúc tác quan trọng trong cuộc đua SoC 64-bit.

Với Android L, sẽ là một sự khác biệt đáng kế, cho đến nay chưa có một sự lộ diện nào từ hệ điều hành mới nhưng Google không phải là một nhà phát triển “thất hứa”, ít nhất là vì vị thế của họ ở thời điểm này. Nhiều nhận định, nhiều phát biểu từ chuyên trang công nghệ hàng đầu cũng dần cho thấy một sự lột xác hoàn toàn của Android chỉ tính riêng về mặt tối ưu hóa thiết bị - điều mà người dùng luôn phàn nàn với Google. Với Android L, các thiết bị tầm trung và thấp sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn đồng thời SoC 64-bit sẽ có đất “dụng võ”. Bên cạnh đó, song hành với Android L là một bộ tool kit và SDK được Google cung cấp để các nhà phát triển ứng dụng tối ưu sản phẩm của mình cho nền tảng mới để cạnh tranh song phẳng với hệ sinh thái ứng dụng iOS đang “độc hành” trên con đường 64-bit. Thế mới nói, Android L nắm vai trò quan trọng trong cuộc đua này.

Đã đến lúc nói “ Vi xử lý 64-bit thực sự cần thiết”

Apple luôn có truyền thống là kẻ đi đầu trong nhiều lĩnh vực và lần này, thực tế lại chứng minh điều đó là hoàn toàn chính xác. Apple A7 đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ nơi dư luận đồng thời là kẻ đi tiên phong trong việc áp dụng kiến trúc 64-bit trên nền tảng di động. Ít ai có thể ngờ rằng, chỉ sau một năm, vi xử lý 64-bit đã trở thành một xu hướng chung của ngành di động trên thế giới. Một Qualcomm quả quyết cũng đã phải mềm lòng cho ra mắt một SoC giá rẻ kiến trúc 64-bit để tạo tiền đề cho tương lai, đồng thời sa thải Giám đốc tiếp thị Anand Chandrasekher khi ông này có những tuyên bố không hay về vi xử lý 64 bit. Một Samsung kín tiếng có lẽ cũng âm thầm sử dụng kiến trúc ARM mới cho thiết bị của mình, một MediaTek mới nổi chắc chắn sẽ đi theo con đường đó. Còn với Nvidia, Tegra K1 đang chờ ngày chính thức được lên kệ.

Tegra K1 đang chờ ngày ra mắt.

Phần kết

Rõ ràng, việc chuyển đổi sang 64-bit không chỉ là vấn đề hiệu năng. Sự thay đổi nền tảng sẽ tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất chip cũng như phát triển phần mềm làm mới lại các tập lệnh của mình cũng như tái định hình cách vận hành của các dòng chip di động và nhiều kiến trúc linh kiện khác. Ở góc độ này, dường như 64-bit chỉ là cái cớ cho một cuộc cách mạng thực sự và cuộc đua này hứa hẹn vô vàn những thú vị cho cả ngành công nghiệp di động lẫn người tiêu dùng trong những năm tới đây.

Ảnh nguồn: internet

 

Điện thoại 8 core 64 bit đầu tiên đã gần đến ngày xuất hiện

(Techz.vn) Theo nhiều chuyên gia, chip di động 64 bit sẽ nhanh chóng trở thành xu thế ngay trong thời gian tới.