Theo số liệu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đứng thứ 6 về phát tán tin nhắn rác, là đích tấn công của các tin tặc thế giới đổ vào Việt Nam.
Theo số liệu 8/2013, Việt Nam là nước phát tán tin nhắn rác, với số lượng tin nhắn được phát tán hàng ngày là 140 tỷ tin, trong đó 70% là thư rác, có nghĩa là Việt Nam phát 3,3 tỷ tin nhắc rác 1 ngày tương đương 2 triệu máy tính, thì mỗi máy tính phát tán gần 2000 tin nhắn rác/ngày. Đây là một số liệu rất lớn.
VNCert cũng ghi nhận 14.075 địa chỉ IP thuộc không gian mạng Việt Nam hoạt động trong mạng lưới Zeus Botnet, cập nhật 113.273 địa chỉ IP đang hoạt động trong mạng lưới botnet Sality, Downadup, Trafficconverter. Mạng lưới máy tính ma Sality có 20 địa chỉ thuộc sự quản lý của các CQNN.
Ngoài ra, VNCERT ghi nhận sự cố các trang web của Việt Nam tham gia tấn công vào ngân hàng Mỹ. Mạng botnet bRobot, được cho là điều hành bởi nhóm tin tặc Iran (Izz ad-Din al-Qassam Cyber Fighters) đã tấn công các trang web trên toàn thế giới và cài đặt mã độc để biến trang web này thành thây ma của mạng botnet bRobot. Việt Nam đã có 2309 trang web bị tấn công với mã độc được cài trên 6978 trang. Hiện nay qua theo dõi còn tồn tại 793 trang vẫn bị lây nhiễm (IP thuộc VNPT là 401, FPT 150, CMC 26, Viettel 14, ODS 12.
Thách thức đối với các tổ chức trong thời gian tới về an toàn an ninh mạng, VNCERT cho biết đó là mạng lưới gián điệp mạng (APT). Đây là Phương pháp tấn công mạng mà tin tặc không nhằm mục đích phá hoại mà nhằm mục tiêu trộm cắp thông tin và sử dụng các kỹ thuật để tránh sự phát hiện của các thiết bị, phần mềm mạng nhằm duy trì sự tồn tại trong mạng càng lâu càng tốt.
VNCERT khuyến nghị người sử dụng cần: Nâng cao nhận thức; Lên phương án thường xuyên kiểm tra và phát hiện mã độc trong mạng nội bộ, đặc biệt là các máy tính của các cán bộ lãnh đạo, cán bộ soạn thảo văn bản, hoặc các máy có chứa các tài liệu nhạy cảm; Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc theo dõi và cảnh báo sự hoạt động của mạng lưới mã độc gián điệp.
Đọc thêm: Hacker “lột trần” hoa hậu Mỹ