Các tuyển thủ nữ hưởng lương chỉ một hai triệu đồng ở CLB, không đủ sống nên nhiều người phải kiếm thêm bằng việc bán bánh mì, trông xe và chăm sóc sân khi rảnh.
Trong khi bóng đá nam Việt Nam mới chỉ một lần duy nhất giành chức vô địch Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup 2008) và mãi chưa thể biến giấc mơ giành HCV SEA Games thành hiện thực thì bóng đá nữ đã giành 5 HCV trong 6 lần dự SEA Games gần đây, hai lần đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á (năm 2006 và 2012).
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam luôn thi đấu hết mình
Đặc biệt, ĐT nữ Việt Nam còn đứng trước cơ hội giành một trong năm vé ở khu vực châu Á dự VCK World Cup 2015 diễn ra trên đất Canada. Trong khu vực châu Á, trình độ của 5 đội Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Australia là vượt trội hơn hẳn phần còn lại, việc họ vượt qua các vòng loại để tham dự VCK World Cup gần như là điều chắc chắn. Tuy nhiên, do CHDCND Triều Tiên bị cấm tham dự World Cup 2015 vì có 5 cầu thủ sử dụng chất kích thích tại VCK World Cup trước đã mở ra cơ hội cho ĐT Việt Nam.
Vượt trội về mặt thành tích đạt được nhưng thu nhập của các cầu thủ nữ Việt Nam lại chẳng bằng số lẻ của các đồng nghiệp nam. "Nhìn các nam cầu thủ nhận hàng tỷ đồng lót tay khi chuyển nhượng, nhận lương ở CLB hàng chục triệu đồng mà chúng em tủi thân. Chúng em chỉ mong thu nhập đủ sống chứ chẳng dám mơ nhiều", một học trò của HLV Trần Vân Phát tâm sự.
Ăn, tập hàng ngày đầy vất vả
HLV Mai Đức Chung, người từng có nhiều năm gắn bó với bóng đá nữ Việt Nam, cũng phải cất tiếng thở dài thương cho các học trò cũ khi nhắc đến thu nhập.
"Theo thông tin tôi biết thì chưa có vụ chuyển nhượng nào mà các nữ cầu thủ được nhận tiền lót tay dù chỉ là vài chục triệu đồng. Số lượng các cầu thủ bóng đá nữ ít, địa phương nào cũng muốn giữ người. Tuy nhiên, họ chỉ thuyết phục bằng tình cảm chứ chẳng có chuyện lót tay. Ít khi có chuyển nhượng bóng đá nữ lắm, thi thoảng mới có kiểu mượn người", HLV Mai Đức Chung chia sẻ.
"Lương cầu thủ nữ nói ra không ai tin. Cách đây một hai năm lương tuyển thủ nữ ở CLB có khi chỉ được vài trăm nghìn đồng. Giờ khá hơn nhưng cũng chỉ 1-2 triệu/tháng. Chưa có tuyển thủ nào được lương tới 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của các cầu thủ nữ chẳng đủ ăn, thế mới có chuyện nhà vô địch Kim Hồng phải đi bán bánh mì".
Dù được đãi ngộ không cao nhưng thành tích là điều không thiếu đối với các nữ cầu thủ
Khi lên đội tuyển, các cầu thủ nữ cũng chẳng được oách như các đồng nghiệp nam. Thay vì khách sạn hay nhà khách, họ luôn đóng quân ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Dẫu điều kiện ăn ở chưa bằng nhưng các học trò của HLV Trần Vân Phát vẫn thấy vui vì họ có được một khoản thu nhập kha khá là chế độ 300.000 đồng/ngày khi khoác áo tuyển.
"Ngoài khoản tiền chế độ, một khoản thu mà các cầu thủ chờ đợi nhất là chế độ thưởng khi giành thành tích từ VFF hay Tổng cục TDTT. Chẳng có tiền tỷ đâu, chỉ một hai trăm triệu, chia ra mỗi người được vài triệu đồng nhưng với họ thế cũng là to rồi", HLV Mai Đức Chung chia sẻ thêm.
Trước thực trạng thu nhập "khó tin" của các nữ anh hùng dân tộc (xin được gọi họ như vậy vì những gì đã cống hiến cho nền thể thao nước nhà), dân mạng không khỏi xót xa.
Xót xa cho tình cảnh của các nữ cầu thủ
Đa phần các bạn trẻ đều tỏ vẻ ngạc nhiên và thương cảm cho các chị. Cống hiến hết mình, vinh quang, thành tích cao cấp khu vực và Châu lục nhưng đổi lại chỉ là những chế độ nghèo nàn, không bằng "con số lẻ" của c&aacaacute;c đồng nghiệp nam.
Đa phần rất bất bình trước sự bất công này
Mời bạn đọc thêm: Những cảnh quặn lòng về bão miền Trung
Dù được đãi ngộ không cao nhưng thành tích là điều không thiếu đối với các nữ cầu thủ