Cơn bão số 11 càn quét miền Trung trong đêm 14 và ngày 15/10 vừa qua đã gây nên những thiệt hại nặng nề.
Khi những hậu quả của cơn bão số 10 còn chưa khắc phục xong thì cơn bão số 11 lại ập đến khiến miền Trung khó khăn chồng chất khó khăn. Do ảnh hưởng của cơn bão số 11, nhiều nơi ở miền trung có mưa to và mưa rất to, gió mạnh, nước lũ từ thượng nguồn từ các sông đổ về khiến một số địa phương ngập trong biển nước.
Cảnh di quan trong lũ
Nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
Cộng đồng mạng đang hướng tất cả về miền Trung với những bình luận và chia sẻ tình cảm tới người dân. Nhiều tổ chức, cá nhân đã kêu gọi ủng hộ miền Trung trên mạng xã hội.
Trên facebook cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Vinh có một chia sẻ về tình cảnh của người dân miền trung trong bão lũ khiến người đọc nghẹn ngào:
"Không ánh sáng
Không đèn đóm
Không nhà
Chỉ có tiếng trẻ khóc thét lên qua tiếng ào ào thác lũ
Chỉ có tiếng ru khản lời của bà mẹ chìm trong mưa gió
Nước lũ cuồn cuộn chảy
Nước lũ ập lên số phận bà con
Nước lũ vẫn trào lên dìm thân phận hàng vạn người trong đêm tối
Cả nước thắt ruột chờ đợi
Những tin tốt lành
Những tin cứu trợ
Những tin không còn chết thêm người nào nữa
Những tin các gia đình đã có bát cơm nóng để ăn
Mong quan tài người ra đi có chỗ cao chôn cất
Chết trong lũ, cực lắm ai ơi
Nước ập vào cả quan tài, trĩu đau lòng người sống
Tôi đã qua cả trăm cơn lũ lớn
Không cơn lũ nào hết đau thương
Không cơn lũ nào hết lo toan
Lo để mà lo thôi
Trong đêm lũ
Bó tay hết rồi
Chỉ còn mong vào may rủi
Đêm lũ lớn
Tôi ước mình có sức mạnh
Xé nát mây mưa, tóm lấy mặt trời
Chỉ một đêm này thôi
Đêm nay cần mặt trời
Đuổi lũ.."
Trên facebook nhà báo Đình Khải có chia sẻ một bài thơ " Thương quá, miền Trung" khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào:
"Đất miền Trung trải qua bao gian khổ
Cứ ngỡ chiến tranh bom đạn qua rồi
Hòa bình rồi cuộc sống sẽ thảnh thơi
Ai ngờ bão giông vẫn từng năm tàn phá
Nhìn nước ngập tràn ruộng đồng mà thương quá
Ngô lúa còn đâu cho những bữa cơm no
Những mái nhà dù nhỏ, dù to
Sập đổ hết, dân mình sao sống nổi
Những con đường dọc ngang lầy lội
Những lớp, trường cũng đổ ngổn ngang
Biết bao giờ trẻ mới được đến trường...
Ôi thương quá, miền Trung ơi thương lắm
Mong cả nước rộng vòng tay nhân ái
Lá lành ơi thương lá rách lúc này
Đồng bào ơi hãy nhanh chóng chung tay
Cùng góp sức vì miền Trung ruột thịt."
Facebook một bạn có nickname Thầy Phán cũng chia sẻ một bài thơ:
"Tôi sinh ra trên mảnh đất miền Trung
Cứ Đông về là sống cùng mưa lũ
Là nơi mà bão thường vào trú ngụ
Bão tràn về lo giữ mái nhà tranh
Đường làng quê tràn ngập những cây xanh.
Lúc bão về là nó hành nó giật
Cây dù to nó cũng nhổ đi mất
Cây ngã vào làm nhà sập cửa tan
Lúc bão về lòng lại hoang mang
Người nông dân lo nước tràn đồng lúa
Hoa màu kia vẫn còn chưa nở rộ
Chưa thu hoạch biết sống bằng gì đây
Người ngư dân lo sóng lớn bức vây
Lo miếng cơm là đây chiếc thuyền bé
Nỗi âu lo của người cha người mẹ
Thầm nguyện cầu chiếc thuyền bé bình an
Lòng tôi thương những đứa trẻ hiền ngoan
Chẳng có gì ngoài những trang giấy trắng
Nhượng buồn thay cuộc đời không phẳng lặng
Nước cuốn đi trang giấy trắng ước mơ
Tiếng khóc oà của những đứa con thơ
Sau cơn bão lơ ngơ tìm bố mẹ
Một nỗi đau từ trong tìm cào xé
Sao ông trời cưới bố mẹ của con
Sinh viên xa bổn phận vẫn chưa tròn
Nghe tin bão lòng con lại lo lắng
Thương mẹ già tim con lại thắt quặn
Con gọi về để nhắn nhủ vài câu
"Cha mẹ à nhớ trữ đồ ăn lâu
Mua mì tôm, lương khô đầy đủ nhé
Gió quá to mẹ cha hãy liên hệ
Chú biên phòng dẫn cha mẹ di dân
Con ở xa vẫn chăm học chăm mần
Sẽ cố gắng để đỡ đần cuộc sống
Để cha mẹ được hưởng cơn gió lộng
Chẳng lo nghĩ việc bão gió hay mưa"
Gửi bạn trẻ có cuộc sống sớm trưa
Ngồi hưởng thụ tà lưa và sung sướng
Đừng đón bão vì câu không biết ngượng
Bão nghỉ học ôi sung sướng làm sao
Gửi những ai sống sung sướng hả hê
Bớt chút tình rồi gửi về đóng góp
Để ai ai cũng tươi cười sum họp
Giúp dân nghèo vượt khỏi nỗi gian nan."
Một bài viết được chia sẻ trên fanpage khiến người đọc rớt nước mắt:
"Nghe thông tin miền quê giờ ngập lũ, mưa như trút, nó lo cho gia đình và miền quê nó. Gọi điện về…không ai nhấc máy. Hôm qua nó còn vui vẻ gọi về cho mẹ. Hai mẹ con tíu tít nói chuyện và cười đùa. Nó bảo Hà Nội mấy ngày nay mưa mẹ à và hỏi lại “Ở nhà liệu có mưa không hả mẹ?”. Mẹ nó bảo rằng trời có mưa nhưng hình như sắp tạnh rồi. Nó vui mừng biết bao nhiêu. Thế mà...
“Bà có biết gì không? Quê mình lại có đợt lũ đấy. Đợt này còn to hơn đợt trước. Nước ngập khắp đường rồi. Xã tôi có một người bị chết vì đi về gặp lũ bị nước cuốn trôi đấy. Tôi lo cho nhà tôi lắm bà ạ...”
“Chị à, mẹ em bảo ở nhà lụt to lắm. Nhà em không có bếp ga để nấu. Lụt thế này chắc ở nhà vất vả lắm đây chị à!”
“Nhà em có bị thiệt hại gì không? Chị vừa điện về nhà. May mà nhà chị không bị thiệt hại nhiều. ”
Hàng loạt các tin tức, lời hỏi thăm của những người bạn , người thân nơi xa lo lắng cho miền quê lam lũ lần lượt đến tai nó. Lòng nó chợt quặn đau cho số phận của những người nông dân, những người như bố nó, mẹ nó, một nắng hai sương tất tả trên đồng ruộng và kết quả là những vụ mùa thất bát. Vụ lúa vừa rồi cũng gặp những cơn mưa không dứt tràn về. Nó còn nhớ lời nói của những cô, dì nó khi từ ngoài đồng trở về “Vụ này mang về nhà toàn lúa lép thôi!”
Càng không thể không đau khi biết tin bố của một đứa bạn vừa mới mất. Nó thương cho đứa bạn, thương lắm khi nghe thằng bạn thân bảo là đứa bạn vừa gọi điện khóc ròng trong điện thoại vì thương cho nấm mồ của bố, thương cho cảnh mấy mẹ con ngồi bên nhau trong một căn phòng thiếu hơi ấm người cha và người chồng."
Hải Hà/ Tri Thức Trẻ
Một bài biết chia sẻ cảm xúc về bão của tác giả Đức Hoàng:
Cà phê sáng: Ai còn nhớ bão?
Những ngày này cách đây 4 năm, bão Ketsana đổ bộ vào đất liền. Cũng những ngày này cách đây 7 năm, là bão Xangsane. Có ai còn nhớ những cơn bão?
Trí nhớ của xã hội rất kỳ lạ. Nếu hỏi một người về một vụ án giết người, một vụ tham ô vài trăm tỷ cách đây 4-5 năm hay thậm chí cả chục năm, rất nhiều người trong họ sẽ nhớ. Nhưng nếu hỏi tên một cơn bão đã đổ bộ vào miền Trung nước ta trong cùng thời gian ấy, thì rất hiếm người nhớ được.
Mặc dù những cơn bão tàn khốc hơn bất kỳ một vụ án hình sự hay kinh tế nào. Bão Ketsana đã cướp đi sinh mạng của 23 người trong giờ đồng hồ đầu tiên nó đổ bộ vào đất liền, và tổng số người chết sau khi bão qua đi là 163 người, thiệt hại là 785 triệu USD – nghĩa là tương đương với một vụ thất thoát tài sản công khủng khiếp bậc nhất. Bão Xangsane, đổ bộ vào đất liền khoảng cuối tháng 9/2006, cướp đi sinh mạng của 71 người và gây thiệt hại 10 nghìn tỷ đồng. Thiệt hại và đau thương mà chúng gây ra, là không gì có thể so sánh.
Có thể là bởi nước ta thường hay gọi tên bão theo số thứ tự trong năm, chứ không hay gọi bằng tên riêng, nên khó phân biệt bão số 2 và bão số 6? Hay là trong tiềm thức của chúng ta, thiên tai là điều mặc nhiên phải chấp nhận và ấn tượng chúng tạo ra không mạnh mẽ bằng một tay sát thủ tàn bạo nào đó?
Dù sao thì chúng ta cũng hay quên mất bão. Một trong số các hậu quả của việc quên mất bão là chúng ta ít thông cảm cho nhau hơn. Cái thời điểm bão diễn ra, cũng ngồi trước máy thu hình xót xa đấy, rồi cũng nhắn tin ủng hộ đồng bào hay quyên góp quần áo lương thực. Ở trong Nam hay ngoài Bắc thì trời cũng mưa sụt sùi, lội mưa về đến nhà đọc và xem tin về bão, lòng cũng đắng lại.
Nhưng bão qua đi thì lại quên tiệt mất là đồng bào mình đã khổ như thế. Quên mất sự xót xa dành cho miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Khắp nơi vẫn kỳ thị người miền Trung, vì cái tính tiết kiệm và đong đếm nhiều khi thái quá, mà quên mất rằng 10 nghìn tỷ đồng đã bị bão cuốn đi nó to thế nào, nó đau thế nào, nó gây khổ đến nhường nào.
Cứ mỗi mùa bão đến, những tiếng kêu gọi xót xa được phát đi trên truyền hình, bỗng nhiên mới cảm thấy người và người xích lại gần nhau hơn.
Tại sao không mấy người nhớ được tên các cơn bão như nhớ được tên sát thủ nhỉ? Hay là, chúng ta phải đối mặt với quá nhiều cơn bão, quá nhiều thiệt hại, quá nhiều mệt mỏi trong đời sống hàng ngày do những thứ không phải thiên nhiên gây ra, nên tâm hồn chúng ta đã chai sạn dần và không thể còn hơi sức để nhớ đến một siêu bão cách đây 7 năm nữa?
Đức Hoàng/ Đọc Báo
Và video phóng sự về lũ tại Miền Trung thật xót xa:
Các cư dân mạng cũng chia sẻ sự xót xa của mình với các đồng bào Miền Trung: