Cộng đồng mạng

Huyền Chip nhận lỗi, dân mạng nói gì?

Theo Cục trưởng Cục Xuất bản Chu Văn Hòa, trong bản giải thích, Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) đã thừa nhận 2 việc sai trong 2 cuốn “Xách ba lô lên và đi”.

Trao đổi với phóng viên Lao Động ngày 5.10, Cục trưởng Chu Văn Hòa cho biết Cục Xuất bản đã nhận được văn bản giải thích về cuốn sách của Cty Quảng Văn và Nhà Xuất bản Văn học về cuốn sách của Huyền Chip. Chiều ngày 4.10, Cục Xuất bản đã gửi văn bản này đến tác giả lá thư kiến nghị dừng xuất bản cuốn sách là ông Trần Ngọc Thịnh.

-image-1381066423898

Bìa 2 cuốn "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip

Cục trưởng Chu Văn Hòa cho rằng, trong bản giải thích Huyền Chip đã nhận sai hai điều, đó là: Vượt biên trái phép và trong cuốn sách, có những chi tiết cường điệu so với sự thật với mong muốn tạo thêm phần hấp dẫn đối với người đọc.

Cái sai của Huyền Chip không ảnh hưởng đến một cá nhân hay tập thể cụ thể nào và việc hư cấu thêm ngoài sự thật cũng nằm trong phạm vi cho phép, không bôi xấu, làm tổn hại vật chất, danh dự, phẩm chất của cá nhân hay tập thể nào. Cục trưởng Cục Xuất bản Chu Văn Hòa cho rằng, Huyền Chip đã nhận sai và đây là hành động dũng cảm dám nhận sai của một thanh niên trẻ. Mặt khác nếu chỉ dựa vào những điều này thì chưa đủ căn cứ để cấm hay dừng xuất bản cuốn sách. Nếu có thì chỉ là đề nghị Nhà xuất bản và tác giả cuốn sách chỉnh sửa nội dung trong lần tái bản.

Chia sẻ với phóng viên Lao Động trên quan điểm của một nhà báo, Cục trưởng Cục Xuất bản Chu Văn Hòa cho biết: Tất nhiên, Huyền Chip đã có những cái sai, nhưng việc thanh niên trẻ có 700USD ban đầu dám đi 25 nước, dám trải nghiệm cuộc sống trên những đất nước xa lạ, không ngại khó, ngại khổ như Huyền Chip là việc làm đáng biểu dương. Những việc Huyền làm đã đập vỡ tư tưởng tự ti trong giới trẻ Việt Nam.

Cục trưởng cũng chỉ ra hai bài học rút ra từ những tranh cãi xung quanh cuốn sách của Huyền Chip: Bài học thứ nhất là từ tác giả cuốn sách Huyền Chip: Đó là có nên nói, nên viết ra tất cả những gì mình làm hay không? Trong xã hội có rất nhiều người, mỗi người có một tính cách, một quan niệm, cách sống khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Không phải ai cũng xách ba lô lên và đi như Huyền Chip và không phải ai làm cũng nói, cũng viết ra như Huyền.

“Trong bản giải thích nêu rõ 700USD là số tiền ban đầu, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo của một số bạn bè, Huyền Chip đã dùng số tiền đó cho những chi tiêu ban đầu và sau đó trên đường đi, đến đâu cô lại xin việc làm đến đó để lấy tiền chi tiêu. Với những nước mà Huyền Chip đã đi đa số là những nước nghèo, thì việc chi tiêu hàng ngày với số tiền ít ỏi là hoàn toàn có thể” – Cục trưởng Chu Văn Hòa chia sẻ.

-image-1381066460414

Hình ảnh Huyền Chip ở Châu Phi.

-image-1381066488902

Cuốn nhật ký luôn đi theo Huyền Chip trong suốt hành trình.

Bài học từ Huyền Chip đã rõ nhưng đáng nói hơn đó là bài học rút ra từ cộng đồng: Có một người hay một nhóm người đã ứng xử thế nào với một người bạn, một người em, một người cháu chỉ vì một chút lỡ mồm? Tại sao không thể rộng lượng hơn với nhau trong cách nhìn nhận về những chia sẻ? Đúng là chia sẻ thì có thể đồng tình hay không đồng tình nhưng để rộ lên thành chiến dịch, thậm chí chích câu từ để phân tích, cố ép vào khuôn theo ý mình để cho là Huyền Chip bịa đặt thì cần xem lại.

Hay quá đà hơn là có người còn ghép ảnh không do Huyền Chip cung cấp nhằm bôi xấu nhân phẩm của tác giả là hành động cần lên án. Đây là hành động mệnh danh văn hóa để bôi xấu người khác, vu khống và phủ nhận tất cả những việc Huyền Chip đã làm được, những sự thật vốn có trong cuốn sách, những trải nghiệm thực tế mà tác giả đã trải qua.

Chiều ngày 5.10, anh Trần Ngọc Thịnh - tác giả lá thư kiến nghị dừng xuất bản 2 tập cuốn "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip - cho biết anh vẫn chưa nhận được văn bản giải trình (được biết là dài 31 trang) về cuốn sách này.

Theo báo Lao Động

 

Dân mạng nói gì?

Huyền Chip nhận lỗi, dân mạng nói gì? -image-1381067026907

 Huyền Chip nhận lỗi, dân mạng nói gì?-image-1381068358401
 

Mời bạn xem thêm: Loạt ảnh “vạch trần” tự truyện Huyền Chip

LongK