Khởi nghiệp

Các doanh nghiệp TMĐT Việt đang trôi về đâu?

Không hy vọng với bài viết nhỏ này có thể thức tỉnh được các doanh nghiệp nội nhìn nhận ra vấn đề thực sự ngay lập tức nhưng nó sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho sự lơ là của chính các cầu thủ nội trên sân nhà khi thời cơ về thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang trở nên vô cùng tiềm năng.

1. Thị trường trong nước tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ

Sau gần 10 năm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, thật may là các tên tuổi lớn vẫn còn trụ được nhưng nó chưa thể tạo ra một tiếng vang như Amazon của mỹ, Alibaba của Trung Quốc, Rakuten của Nhật, Gmarket của Hàn Quốc, Buy360.cn của Trung Quốc, Makemytrip của Ấn Độ...Để làm được điều đó thì còn phải mất ít nhất 10 năm nữa. Lý do rất đơn giản là thị trường mua bán trực tuyến nội địa Việt Nam còn quá nhỏ. Điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội có một không hai này khi mà tiềm năng thị trường ngày càng thấy rõ và dự báo sự tăng trưởng chóng mặt trong vài năm tới.Tổng thị phần thương mại điện tử toàn cầu đã vượt quá 1000 tỷ, nếu tính theo tỉ lệ dân số thì tiềm năng thị trường TMDT ở Việt Nam phải là 10 tỷ usd, còn tính theo tỉ lệ về GDP thì phải 3 tỷ usd, nhưng chúng ta đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi thu nhập bình quân đầu người đang ở mức thấp gần nhất thế giới. So với các nước phát triển thì chúng ta đang chậm gần 10 năm và giá trị thị trường chỉ bằng 1/3. GDP có mức tăng trưởng chậm nhưng tỉ lệ người dùng internet có thể còn tăng gấp rưỡi mới giảm tốc. Do đó tiềm năng thị trường sẽ tăng trưởng 300% trong 3-5 năm nữa là hoàn toàn khả thi.

Các công ty TMDT nội đang đánh mất dần thị phần của chính mì-image-1382067139017

Ảnh: Thị trường tiềm năng

Chắc hẳn sẽ có người tự hỏi vậy các nước như Malaisia, Thái Lan, Hàn quốc, Nhật, Singapore với dân số cũng chỉ ngang ngửa Việt Nam, ở thời điểm của họ khi làm dotcom cũng không khác nhiều chúng ta thì họ đã làm thế nào để tạo ra thị trường hàng chục tỉ usd? Mặt hàng nào sẽ là chủ lực trên thị trường này: thời trang, mỹ phẩm, công nghệ, bất động sản, oto, du lịch hay dịch vụ tư vấn... Thị trường đó còn đủ lớn để bạn thâm nhập hay chỉ có thể chiếm lĩnh thị trường ngách mà thôi? Hay liệu bạn có thể chỉ kinh doanh online hay phải kết hợp với hệ thống bán hàng truyền thống như Thegioididong, Fptstore, Viettel, Trần anh, BigC, Nguyễn Kim? 

Câu trả lời đã được ông cha ta đúc kết từ ngàn xưa vẫn có thể áp dụng ở thời điểm này là "Liệu cơm gắp mắm". Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ bạn có thể đầu tư hàng loạt các cửa hàng ở các vị trí đẹp nhất trên các tuyến phố như FPT , Thegioididong không? Nếu bạn là doanh nghiệp lớn bạn có chịu chờ thời cơ và làm từ bước nhỏ với một mặt hàng duy nhất hay không, hay tham vọng của bạn là chiếm lĩnh thị trường mặc dù doanh số bán ra còn khiêm tốn. Amazon bắt đầu bằng việc bán sách, một mặt hàng của dân trí thức nhưng giờ thì họ đã trở thành đại siêu thị toàn cầu, bán gần như tất cả sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, những giới hạn của online và offline không còn nữa. Gần đây họ công bố sẽ bán cả thực phẩm sạch online với cùng phương thức với các sản phẩm khác trên Amazon. Rakuten cũng bắt đầu bằng việc tự bán một số sản phẩm và làm đại lý của một số nhà cung cấp, sau rồi họ trở thành website dành cho các nhà cung cấp bán mọi mặt hàng ra toàn thế giới. Ở những thời điểm khác nhau bạn chỉ có thể làm những việc phù hợp với hoàn cảnh của bạn tại thời điểm đó, và không có một câu trả lời chính xác là bạn nên làm gì ngoại trừ chính bạn. Đừng để những toan tính của người khác lấn át bạn, người bác sĩ đầu tiên có thể biết bệnh của mình không ai khác chính là bạn với một điều kiện bạn phải thật sự nhạy cảm.

2. Các công ty nước ngoài xâm nhập bằng mọi cách

Hai năm trở lại đây, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tìm cách thâm nhập vào thị trường VN bằng mọi cách. Với thị trường offline điều này là tất yếu nhưng với thị trường online cũng không phải là ngoại lệ. Đó là chưa kể đến các quỹ đầu tư ngoại tìm cách mua lại các doanh nghiệp nội ăn nên làm ra và từng bước thâm nhập thị trường Việt Nam qua việc nắm quyền sở hữu và chi phối điều hành mà tôi không tiện nêu tên ở đây.  

Vậy các doanh nghiệp ngoại đang làm gì?

- Họ chỉ đợi doanh nghiệp làm ăn phát triển có thị phần sẽ đầu tư vào để sở hữu cổ phiếu thành cổ đông chiến lược và đưa hàng hóa , kênh phân phối vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp nội có thể không cần làm ăn có lãi, cái đáng giá nhất với nhà đầu tư và thương hiệu và dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp nội đang có.  Nhưng việc bán đi phần vốn của chính công ty mình cho một đối tác nước ngoài một cách dễ dàng như vậy liệu các lãnh đạo của công ty có lường trước được sự mất quyền điều hành trong nay mai chắc hẳn ít doanh nghiệp VN để ý khi họ còn đang chật vật để tồn tại.

  - Họ tự đầu tư để bành trướng các thương hiệu lớn vốn đã có thương hiệu trên thế giới: Với các nhà đầu tư này thường đã có tên tuổi trên thế giới, tiềm lực tài chính hùng mạnh, với họ doanh số, khách hàng hay lợi nhuận không quan trọng nhiều bằng việc "mua được" nhân tài của công ty nội đó, họ cần tìm những nhân tài bản địa có thể giúp họ thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất, an toàn nhất.

Trong khi đó các công ty trong nước đang cạnh tranh với nhau, thiếu tính hợp tác và phát triển một cách manh mún. Tư duy của những nhà lãnh đạo các  doanh nghiệp nhỏ là thiếu tính hợp tác nếu họ không thấy lợi ích trước mắt, điều này dẫn tới các doanh nghiệp lớn dần chiếm thị phần và doanh nghiệp nhỏ vẫn không thể nâng tầm thành doanh nghiệp vừa chứ chưa nói tới doanh nghiệp lớn. 

Tôi có trò chuyện với một Doanh nhân ở Bắc Âu, khi nhận định về thị trường Việt Nam , ông nhấn mạnh rằng người Việt rất sáng tạo nhưng thiếu tính hợp tác, đây là điểm yếu lớn nhất của chúng ta. Thay vì hợp tác , hỗ trợ nhau cùng phát triển thì các doanh nghiệp tìm cách cạnh tranh bằng mọi giá và tự loay hoay tồn tại qua ngày, đến khi họ không thể trụ vững thì rời bỏ sàn đấu. Thực tế chúng ta đang tự hình dung mình đang trên một sàn đấu đối kháng trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra các sân chơi rộng hơn như một đội bóng đấu với các đội khác mà trong đó các thành viên một đội có thể gắn kết với nhau vì màu cờ sắc áo. Có bao giờ bạn nghĩ về điều này, nếu bạn là một chủ hay người quản lý doanh nghiệp?

 

3. Nhỏ mà xinh hay to đẹp

Hoặc là bạn làm nhỏ để linh hoạt trong chiến lược , hai là bạn đầu tư dài hạn và đã có kế hoạch dự trù cho thất bại, các công ty tầm trung sẽ khó vượt qua lằn ranh để trở thành công ty lớn trong thị trường đầy biến động khó lường nếu không hiểu rõ thị trường mà mình đang tiến tới.

Vậy lý do gì khiến thương mại điện tử lại hấp dẫn  vậy khi các công ty TMDT tìm mọi cách để có một cái tên thương hiệu trực tuyến. Nếu bạn để ý thì TMDT vốn không làm gia tăng nhu cầu mà chỉ là sự chuyển dịch nhu cầu, nếu một lĩnh vực mà theo thời gian người dùng sẽ có xu hướng chuyển từ offline sang online thì bạn cần đầu tư ngay cho nó, nếu nó càng nhỏ càng tốt bởi một khi đã là xu hướng thì nó phải diễn ra, thị phần nhỏ trước mắt thì tỉ lệ tăng trưởng sẽ lớn trong tương lai. Do đó thị phần béo bở chỉ thực sự nằm trong tay các ông lớn , trường vốn có khả năng duy trì trên thị trường chứ không thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ cũng không nên vội từ bỏ cơ hội này, bạn có thể lựa chọn một mô hình nhỏ nhắn xinh xắn, ai cũng muốn ngắm nhìn bạn hơn là khiên mọi người phải ngước mắt nhìn sự nguy nga hoành tráng. Điều này giúp bạn trở nên linh hoạt hơn và dễ hợp tác hơn. Và sự thực là các công ty nhỏ, siêu nhỏ vẫn làm ăn tốt trong thời kì suy thoái, họ dễ tổn thường nhưng cũng dễ thích nghi nhất.

Mời bạn xem thêm: Điện thoại thương hiệu Việt đã tự giết mình

__________________

Thông tin tác giả:

Mak Nguyen

 Cố vấn chiến lược độc lập cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Facebook/Sky: makjovi

Mail: [email protected]