Thiếu kỹ sư trình độ cao trên toàn cầu đang là vấn đề lớn mà các công ty công nghệ phải đối mặt
Theo nhiều chuyên gia trong ngành cho biết, sự thiếu hụt nhân viên có trình độ đang ở mức báo động, đặc biệt là các kỹ sư cần thiết để thiết kế chip mới và giải quyết những vấn đề trong khâu sản xuất ngày càng phức tạp hơn.
Nhiều nguồn tin được trích dẫn bởi WSJ chỉ ra rằng, khoảng cách giữa cung và cầu ngày càng gia tăng .
"Các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đang cạnh tranh mạnh mẽ về vấn đề nhân lực cho quá trình mở rộng cơ sở sản xuất trên khắp thế giới, giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn [...] Nhiều nhà máy mới tập trung vào việc chế tạo trị giá hàng triệu USD đòi hỏi hàng nghìn kỹ sư có trình độ, kỹ thuật viên giám sát và quản lý quá trình sản xuất để vận hành, trong khi các nhà nghiên cứu giúp đổi mới loại chip đồng thời đưa ra quy trình chế tạo chúng."
Tại Đài Loan, nơi đặt trụ sở của TSMC, nhà sản xuất chip Apple A-series và M-series có vẻ như vấn đề này đang trở nên tồi tệ ở mức báo động.
"Tại Đài Loan, một cường quốc toàn cầu về sản xuất chip, khoảng cách tuyển dụng đang ở mức cao nhất trong hơn sau năm qua. Theo 104 Job Bank, một báo cáo vào tháng 8 năm ngoái thông qua nền tảng tuyển dụng đã ước tính rằng, sự thiếu hụt nhân lực trung bình hàng tháng đối với công nhân sản xuất là khoảng 27.700 nhân viên, tăng 44% so với năm trước. Bên cạnh đó, mức lương trung bình hàng tháng trong ngành sản xuất chip đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ."
Yao-Wen Chang, trưởng khoa Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính của Đại học Quốc gia Đài Loan, một trong những chương trình kỹ thuật hàng đầu của Đài Loan cho biết: "Vấn đề thiếu hụt nhân tài ngày càng trở nên trầm trọng hơn, chủ yếu là do nhu cầu tăng lên đột biên" ... "Việc giải quyết vấn đề này trong thời gian ngắn hạn sẽ không mấy khả quan"."
Một thách thức nữa đặt ra trong việc thu hút các kỹ sư phần mềm tham gia sản xuất chip, đó là nhiều người chỉ đánh giá công việc này mang tính “hậu trường”, không tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh như một nhà phát triển ứng dụng.
Santosh Kurinec, Giáo sư tại Học viện Công nghệ Roche, cho biết số lượng sinh viên đăng ký vào chương trình kỹ thuật điện của trường đã giảm dần, từ khoảng 50 người vào giữa những năm 1980 xuống còn khoảng 10 người hiện nay. “Một số sinh viên có mong muốn viết ứng dụng cho Google, Facebook và các công ty công nghệ lớn khác”, bà chia sẻ.
Mỹ là quốc gia “thiệt thòi” hơn do giới hạn nghiêm ngặt về số lượng kỹ sư nước ngoài đủ điều kiện nhận thị thực cần thiết để làm việc trong nước. Apple nói rằng những hạn chế về nguồn cung gây ra bởi sự thiếu hụt chip toàn cầu đã khiến công ty thiệt hại 6 tỷ USD trong quý IV tài chính của công ty. Dù Apple đã tự thiết kế chip, TSMC cho biết vẫn cần các kỹ sư để vận hành các nhà máy.