Giải trí

Vietjet Air đứng tốp đầu chậm huỷ chuyến: Nguyên nhân do phi công làm việc quá thời gian

Vietjet Air đứng tốp đầu chậm huỷ chuyến: Nguyên nhân do phi công làm việc quá thời gian

Cục hàng không Việt Nam vừa có báo cáo về chất lượng dịch vụ hàng không, trong 6 tháng đầu năm 2019, hàng không tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so cùng kỳ 2018.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt 9,4% so cùng kỳ 2018 và sản lượng đạt 38,5 triệu khách. Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 56,8 triệu lượt hành khách tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 27 triệu hành khách tăng 7,7%.

vietjet air dung top dau cham huy chuyen: nguyen nhan do phi cong lam viec qua thoi gian hinh anh 1

Máy bay VietJet Air tại sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Thế Anh)

Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam khai thác 48 đường bay nội địa kết nối 22 Cảng hàng không trong đó trong đó Vietnam Airlines khai thác 33 đường bay, Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23 đường bay, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 09 đường bay, Bamboo Airways khai thác 24 đường bay.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm lượng hành khách đạt được 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, với thị phần như sau: Vietnam Airlines chiếm 35,9%, Vasco là 2%, Vietjet chiếm 44%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và Bamboo Airways chiếm 4,2%.

Các hãng hàng không đã thực hiện hơn 153 nghìn chuyến bay, tăng 2,4% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 130 nghìn chuyến, chiếm tỷ lệ 84,8%, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ giảm 1,3 điểm so với cùng kỳ năm 2018. Số chuyến bay hủy là 274 chuyến, chiếm tỷ lệ 0,2%, tăng 0,1 điểm so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm VietJet Air và Vasco là hai hãng hàng không có số chuyến bay hủy cao so với các hãng hàng không còn lại với 110 chuyến hủy. Nguyên nhân hủy chuyến của Vasco tập trung vào hai nguyên nhân là thời tiết, kỹ thuật.

Việc hủy chuyến của VietJet Air tăng (hủy chuyến trong giai đoạn từ ngày 13/6 đến ngày 16/6) là do một số phi công của hãng có thời gian làm việc quá quy định. Nguyên nhân này xuất phát từ việc VietJet Air chuyển đổi phần mềm quản lý thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thành viên tổ bay từ hệ thống phần mềm cũ (Geneva) sang hệ thống phần mềm quản lý mới (AIMS).

Tỷ lệ các chuyến bay chậm huỷ chyến có biến động, hãng hàng không Bamboo Airways có tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ cao nhất là 93,8%. Tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ của Vasco, Vietnam Airlines và VietJet Air lần lượt là 93%, 89,1% và 81,5, giảm tương ứng 3,9 điểm, 0,2 điểm và 1,5 điểm so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ của Jetstar Pacific đạt 78,1%, giảm 2,6 điểm so với cùng kỳ năm 2018.

Các nguyên nhân chính khiến chuyến bay bị chậm chủ yếu là do máy bay về muộn với 13,8 nghìn chuyến chậm, và các hãng hàng không có tới với 5,5 nghìn chuyến bay cất cánh chậm, do trang thiết bị tại cảng hàng không với 2,7 nghìn chuyến chậm.

Theo: Dân Việt 

 

Phi công Vietjet Air lý giải việc delay, hủy chuyến hàng loạt, khẳng định không có chuyện đình công

(Techz.vn) Theo phi công Vietjet Air, các chuyến bay bị delay và hủy chuyến hàng loạt vừa qua là do hãng đột ngột thiếu phi công, chứ không phải do đình công.