Vì sao Xiaomi đến từ Trung Quốc và Microsoft lại hợp tác với nhau về bằng sáng chế?
- Xiaomi rục rịch tung bộ đôi Redmi 4 và Redmi Note 4 “giá rẻ”
- Trình làng smartphone pin 4.000mAh, cảm biến vân tay, còn ai bằng Xiaomi?
- Doanh số smartphone Xiaomi gấp 8 lần Samsung tại Trung Quốc
- Xiaomi mua 1.500 bằng sáng chế của Microsoft, “nhích” chân vào thị trường Mỹ
Bắt đầu vào tháng 9 năm nay, điện thoại Xiaomi sẽ được cài sẵn ứng dụng Office và Skype của Microsoft. Trong khi đó, Xiaomi sẽ nhận được một số bằng sáng chế cần thiết từ Redmond, Wash. Xiaomi cho biết thông qua giấy phép và thỏa thuận bằng sáng chế chuyển giao giữa đôi bên vào buổi sáng ngày thứ 4 tại Trung Quốc, giúp hãng đạt được mục tiêu xây dựng mối quan hệ với các công ty hàng đầu trong ngành công nghệ cao. Trong khi đó, Microsoft nhận thêm một nền tảng để mở rộng dịch vụ của mình.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết
Theo IDC, thị phần toàn cầu cho hệ điều hành Windows Mobile đã sụt giảm gần 2% so với năm ngoái, trong khi Xiaomi khi tăng dần dẫu đôi lúc mức tăng trưởng không đạt theo yêu cầu. Nhờ vào thỏa thuận trên, Xiaomi sẽ sớm trở thành một thương hiệu toàn cầu. Trong quý đầu tiên năm qua, Xiaomi đã bị giảm 9% doanh số điện thoại – dựa theo báo cáo từ Counterpoint Research, trong khi tốc độ tăng trưởng năm ngoái đã đạt khoảng 23%.
Xét về chất lượng, điện thoại Xiaomi không thể sánh ngang với Apple, chưa kể khó bằng Huawei. Xiaomi có mức tăng trưởng chủ yếu từ những dòng điện thoại giá rẻ bán ra ở thị trường Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc. Điều đó giải thích, tại sao tổng doanh thu Xiaomi thống kê vào cuối năm qua không cao hơn so với năm trước đó – dựa theo báo cáo trong tháng này từ Fortune.
Thỏa thuận ràng buộc về sở hữu trí tuệ của Microsoft để giúp cho Xiaomi thoát được những rắc rối về vấn đề sở hữu trí tuệ, tránh các nguy cơ tranh chấp, kiện tụng từ các đối thủ. Tuy nhiên, chỉ mỗi bằng sáng chế cũng không thể giúp Xiaomi thành công, mở rộng thị trường ở Mỹ hoặc châu Âu.
Mô hình kinh doanh chính của Xiaomi chính là bán điện thoại trực tuyến với giá rất rẻ, lợi nhuận thấp với hy vọng thu hút người dùng để sử dụng các dịch vụ đi kèm, nhưng lại gặp khó khăn khi nhân rộng mô hình này ra bên ngoài Trung Quốc. Kể từ lúc dịch vụ của Google bị chặn ở Trung Quốc, Google đã cho phép Xiaomi được cung cấp dịch vụ riêng của hãng tại quốc gia này. Bên ngoài thị trường Trung Quốc, điện thoại Xiaomi vẫn sử dụng kho ứng dụng và dịch vụ của Google.
Sự tăng trưởng doanh số smartphone xem như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Xiaomi. Nó quyết định mức chi tiêu cho các dịch vụ, chẳng hạn âm nhạc và video. Nhà phân tích Apple Toni Sacconaghi nhận định, Apple cũng đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch vụ do liên quan đến doanh số điện thoại. Chiếc điện thoại mới được bán ra, người dùng mua luôn các dịch vụ mới. Mọi người sẽ mua dịch vụ ít hơn cho dòng điện thoại cũ. Xiaomi cũng rơi vào tình cảnh như trên.
Hy vọng, Xiaomi sẽ tạo dựng thương hiệu tốt hơn nhờ sự hợp tác với Microsoft. Ông Neil Shah giám đốc nguyên cứu tại Counterpoint ở Ấn Độ nhận định: “Xiaomi được sử dụng hữu trí tuệ với mức giá đặc biệt, nhưng bù lại, Microsoft sẽ phải gắn bó với Xiaomi như một đối tác quan trọng để mở rộng hệ sinh thái của họ”. Phải chờ đợi thời gian dài sắp tới, chúng ta mới được sự hợp tác này có đem lại thành công cho cả Xiaomi và Microsoft hay không?
Tham khảo Fortune